Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 năm 2020 - 2021 Đầy đủ các môn
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 năm 2020 - 2021 Đầy đủ các môn Toán, Ngữ Văn, Vật lý, Sinh học, Sử, Địa, Công nghệ, Công dân,.... cho các bạn cùng tham khảo chuẩn bị cho kì thi học kì 2 lớp 6 sắp tới đạt hiệu quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lý 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 6
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công dân
- Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Tin học
Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ Văn 6
I. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 PHẦN VĂN BẢN
1. Thơ:
a) Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc
- Thể thơ: Thơ năm chữ
b) Lượm của Tố Hữu
- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc
- Thơ bốn chữ
2. Truyện và Kí (Không yêu cầu học ghi nhớ)
Văn bản | Tác giả | Thể loại |
Cô Tô (Trích) | Nguyễn Tuân | Kí: Chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả. |
Cây tre Việt Nam | Thép Mới |
(HS chú ý ôn tập về phương thức biểu đạt, nội dung văn bản hoặc đoạn văn)
II. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TIẾNG VIỆT
Không hỏi lí thuyết chỉ có bài tập thực hành
1. So sánh: Có hai kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng: VD: Anh đội viên mơ màng. Như nằm trong giấc mộng
- So sánh không ngang bằng: VD: Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng
- Tác dụng của phép so sánh:
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
2. Nhân hóa: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:
- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. VD: Chú mèo nhà em rất dễ thương.
- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
VD: Gậy tre chống lại sắt thép quân thù.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
- Tác dụng phép nhân hóa
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
3. Câu trần thuật đơn: là kiểu câu tả, kể hoặc dùng để giới thiệu, nêu ý kiến về sự vật hoặc sự việc.
VD: Chúng tôi/ là học sinh trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn
C V
(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)
III. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TẬP LÀM VĂN
TẢ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC. Học sinh cần:
- Xác định đúng đối tượng được miêu tả.
- Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Miêu tả theo một trình tự hợp lý.
- Khi miêu tả cần kết hợp các giác quan để cảm nhận cảnh vật một cách đầy đủ, từ đó kết hợp các biện pháp tu từ, cảm xúc xen lẫn giúp bài văn sinh động hơn.
DÀN Ý CHUNG
I. Mở bài: Giới thiệu chung
- Đối tượng được miêu tả
- Cảm nhận chung
II. Thân bài: Miêu tả (lồng cảm xúc):
1) Tả khái quát những điểm nổi bật: (ngoại hình, tính cách…)
2) Tả chi tiết những hoạt động của người đó khi đang làm việc
III. Kết bài: Cảm nghĩ của em:
- Về đối tượng được tả (Thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành)
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 2 Toán 6
I. TRẮC NGHIỆM
Bài 1: Điền vào ô trống chữ Đ nếu kết quả đúng, chữ S nếu kết quá sai.
Nội dung | Lựa chọn |
a. Nếu a ⋮ 3 thì a là hợp số. | |
b. 3a + 25 ⋮ 5 ⇒ a ⋮ 5 | |
c. |x| > 0 với ∀ x ∈ Z | |
d. a2 ⋮ 7 thì a2 + 49 ⋮ 49 | |
e. Mọi số nguyên tố lớn hơn 2 đều là số lẻ. | |
f. Hai tia chung gốc thì đối nhau. | |
g. 3 điểm A, B, C thẳng hàng và AB = ½ AC thì A là trung điểm của BC. | |
h. Cho KA + KB = 8cm và KA = 4cm thì K là trung điểm của đoạn thẳng AB. | |
i. Ba điểm O, A, B thuộc đường thẳng d, nếu OA < OB thi điểm A nằm giữa hai điểm O và B. | |
g. Nếu M năm giữa A và B thì AM + MB = AB. | |
j. Hai đường thẳng phân biệt thì cắt nhau. | |
k. Nếu AM = MB = AB/2 thì M là trung điểm của AB |
Bài 2 : Chọn phương án đúng trong các câu sau.
Câu 1 : Tập hợp M = {a ; b ; c ; x ; y}. Cách viết nào sau đây sai :
A. {a ; b ; c} ⊂ M
B. {a ; b; c} ∈ M
C. x ∈ M
D. d ∉ M
Câu 2 : Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 3 và nhỏ hơn 9 được viết là :
A. M = {4; 5; 6; 7; 8}
B. M = {3; 5; 7; 9}
C. M = {3; 4; 5; 6; 7; 8}
D. M = {3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}
Câu 3 : Cho B = {1; 2; 3} cách viết nào sau đây là đúng.
A. 1 ∈ B
B. {1} ∈ B
C. 1 ∉ B
D. 1 ⊂ B
Câu 4 : Giá trị của biểu thức 65 : 6 là:
A. 64
B. 66
C. 65
D. 61
Câu 5 : Kết quả của 254.44 là:
A. 1004
B. 294
C. 278
D. 1006
Câu 6: Điền vào dấu * để 3*5 chia hết cho 9.
A. 9
B. 1
C. 2
D. 5
Câu 7: kết quả của phép tính 43.42 =?
A. 46
B. 45
C. 165
D. 166
II. Hình học
Lý thuyết: Trả lời các câu hỏi đã cho phần ôn tập hình học (sgk - 95, 96)
Bài tập:
Bài 1: Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời:
a) - Vẽ tia Oa
- Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa, vẽ các tia Ob, Oc sao cho góc aOb = 450, góc aOc = 1100
- Trong 3 tia Oa, Ob, Oc tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
b) - Vẽ tia Ox, Oy sao cho góc xOy = 800
- Vẽ tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy sao cho góc xOt = 400
- Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
c) + Vẽ đoạn AB = 6cm
+ Vẽ đường tròn (A; 3cm)
+ Vẽ đường tròn (B; 4cm)
+ Đường tròn (A; 3cm) cắt (B; 4cm) tại C và D
+ Tính chu vi tam giác ABC và tam giác ADB
d) Vẽ tam giác MNP biết MN = 5cm; NP = 3cm; PM = 7cm
Bài 2: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Om, vẽ các tia On, Op sao cho góc mOn = 500, góc mOp = 1300
a) Trong 3 tia Om, On, Op tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Tính góc nOp.
b) Vẽ tia phân giác Oa của góc nOp. Tính aOp?
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Toán 6 học kì 2 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 2 Vật lý 6
I. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau.
1. Máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng là:
A. ròng rọc cố định.
B. đòn bẩy.
C. mặt phẳng nghiêng
D. ròng rọc động.
2. Khi làm lạnh một vật rắn thì:
A.thể tích và khối lượng của vật tăng.
B. thể tích và khối lượng riêng của vật giảm.
C. thể tích tăng và khối lượng không đổi.
D. khối lượng riêng của vật tăng.
3. Khi đun nóng một lượng chất lỏng thì :
A. khối lượng của chất lỏng tăng.
B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Cả khối lượng và trọng lượng điều tăng.
D. trọng lượng của chất lỏng tăng.
4. Khi làm lạnh một lượng chất lỏng thì:
A. khối lượng của chất lỏng tăng.
B. thể tích của chất lỏng tăng.
C. khối lượng của chất lỏng không thay đổi, còn thể tích giảm.
D. khối lượng của chất không thay đổi, còn thể tích tăng.
5. Khi làm nóng một lượng chất khí thì:
A. khối lượng riêng chất khí không đổi.
B. khối lượng riêng lúc đầu giảm,sau tăng.
C. khối lượng riêng của chất khí giảm.
D. khối lượng riêng của chất khí tăng.
6. Trong các câu sau, câu phát biểu sai là:
A. chất lỏng nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
B. các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. khi làm nóng một lượng chất lỏng, khối lượng của khối chất lỏng không thay đổi.
D. các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
7. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều, cách sắp xếp đúng là:
A. rắn, lỏng, khí.
B. rắn, khí, lỏng.
C. khí, lỏng, rắn.
D. khí, rắn, lỏng.
8. Khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh một đầu còn đầu kia để tự do là để:
A. tiết kiệm đinh
B. tôn không bị thủng nhiều lỗ.
C. tiết kiệm thời gian đóng.
D. tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt.
9. Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta sẽ:
A. hơ nóng nút.
B. hơ nóng cổ lọ.
C. hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. hơ nóng đáy lọ.
10. Quả bóng bàn bị bẹp, nhúng vào nước nóng thì phồng lên vì:
A. vỏ quả bóng bàn nóng lên nở ra.
B. vỏ quả bóng bàn bị nóng mềm ra và quả bóng phồng lên.
C. không khí trong quả bóng bàn nóng lên nở ra.
D. nước tràn qua khe hở vào trong quả bóng bàn.
11. Chỗ tiếp nối của 2 thanh ray đường sắt lại có một khe hở là vì:
A. không thể hàn 2 thanh ray lại được.
B. để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn.
C. khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra.
D. chiều dài thanh ray không đủ.
12. Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng.
B. Khối lượng của một mét khối gọi là khối lượng riêng của chất.
C. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.
D. Khối lượng của một mét khối một chất gọi là khối lượng riêng của các chất.
13. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của 1m3 chất ấy.
B. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là như nhau.
C. Khối lượng riêng của các chất khác nhau là khác nhau.
D. Khối lượng riêng của một chất xác định không thay đổi.
14. Trong các nhận xét sau đây, khi so sánh một thìa nhôm và một nồi nhôm thì nhận xét nào là sai?
A. Có thể tích khác nhau
B. Có khối lượng khác nhau
C. Có khối lượng riêng khác nhau
D. Có trọng lượng khác nhau
15. Chọn câu trả lời đúng: Muốn đo trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên một vật ta dùng những dụng cụ nào sau đây?
A. Một cái cân và một lực kế
B. Một cái cân, một lực kế và một bình chia độ
C. Một lực kế và một bình chia độ
D. Một bình chia độ và một cái cân
16. Khi kéo một vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng một lực như thế nào?
A. Lực lớn hơn trọng lượng của vật
B. Lực lớn hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
C. Lực nhỏ hơn trọng lượng của vật
D. Lực nhỏ hơn hoặc bằng trọng lượng của vật
17. Chọn kết luận đúng: Khi dùng các máy cơ đơn giản ta có thể kéo vật nặng lên cao một cách dễ dàng, vì:
A. Tư thế đứng của ta vững vàng và chắc chắn hơn
B. Máy cơ đơn giản tạo ra được lực kéo lớn
C. Ta có thể kết hợp được một phần lực của cơ thể
D. Lực kéo của ta có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật
18. Một chai thuỷ tinh được đậy bằng nắp kim loại. Nắp bị giữ chặt. Hỏi phải mở nắp bằng cách nào sau đây?
A. Hơ nóng cổ chai
B. Hơ nóng cả nắp và cổ chai
C. Hơ nóng đáy chai
D. Hơ nóng nắp chai
19. Đường kính của một quả cầu được thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi?
A. Tăng lên hoặc giảm xuống
B. Tăng lên
C. Giảm xuống
D. Không thay đổi
20. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao các tấm tôn lợp nhà lại thường có dạng lượn sóng?
A. Để dễ thoát nước
B. Để tấm tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
21. Chọn phát biểu sai:
A. Chất lỏng nở ra khi nóng lên
B. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
C. Chất lỏng co lại khi lạnh đi
D. Các chất lỏng khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
22. Chọn câu trả lời đúng: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Làm bếp bị đẹ nặng
B. Nước nóng thể tích tăng lên tràn ra ngoài
C. Tốn chất đốt
D. Lâu sôi
23. Chọn câu trả lời đúng: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng
B. Khối lượng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
D. Khối lượng của chất lỏng tăng
24. Chọn câu trả lời sai: Hiện tượng nào sau đây nếu xảy ra khi làm lạnh một lượng chất lỏng?
A. Thể tích của chất lỏng giảm
B. Khối lượng của chất lỏng không đổi
C. Thể tích của chất lỏng tăng
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
25. Chọn câu trả lời đúng: Tại 4oC nước có:
A. Trọng lượng riêng lớn nhất
B. Thể tích lớn nhất
C. Trọng lượng riêng nhỏ nhất
D. Khối lượng lớn nhất
26. Chọn câu trả lời chưa chính xác:
A. Khi nhiệt độ tăng nước sẽ nở ra
B. Nước co dãn vì nhiệt
C. Khi nhiệt độ giảm nước sẽ co lại
D. Ở 0oC nước sẽ đóng băng
27. Băng kép được cấu tạo bằng:
A. Một thanh đồng và một thanh sắt
B. Hai thanh kim loại khác nhau
C. Một thanh đồng và một thanh nhôm
D. Một thanh nhôm và một thanh sắt
28. Băng kép được chế tạo dựa trên hiện tượng:
A. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau
B. Chất rắn nở ra khi nóng lên
C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau
D. Chất rắn co lại khi lạnh đi
29. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
A. Để tiết kiệm thanh ray
B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt
C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt
D. Để dễ uốn cong đường ray
30. Hiện tượng nóng chảy là hiện tượng nào dưới đây?
A. Một khối chất lỏng biến thành chất rắn
B. Một khối chất khí biến thành chất lỏng
C. Một khối chất rắn biến thành chất lỏng
D. Một khối chất khí biến thành chất rắn
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập Vật lý 6 học kì 2 năm 2020 - 2021
Đề cương ôn tập học kì 2 Sinh học 6
1. Hiện tượng thụ phấn
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Các cách thụ phấn
+ Hoa tự thụ phấn:
Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn.
+ Hoa giao phấn:
Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người
2. Điểm khác biệt giữa hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió
Đặc điểm | Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ | Hoa thụ phấn nhờ gió |
Bao hoa | lớn, có màu sắc sặc sỡ và hương thơm | nhỏ, không có màu sắc sặc sỡ và không có hương thơm |
Nhị hoa | hạt phấn to ,dính, chỉ nhị ngắn | hạt phấn nhỏ nhẹ, chỉ nhị dài,bao phấn treo lủng lẳng |
Nhuỵ hoa | đầu nhụy có chất dính | đầu nhụy dài, bề mặt tiếp xúc lớn, nhiều lông dính |
3. Hiện tượng thụ tinh Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại noãn tạo thành một tế bào mới là hợp tử
- Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
Hạt do noãn của hoa tạo thành.
4. Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành bộ phận nào của hạt?
Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi.
Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành? Quả có chức năng gì?
Bầu phát triển thành quả chứa và bảo vệ hạt.
5. Các loại quả chính.
Dựa vào đặc điểm của vỏ có thể chia quả thành 2 nhóm:
- Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng.
- Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả.
a. Các loại quả khô:
+ Quả khô nẻ: Khi chín vỏ quả tự nứt ra.
+ Quả khô không nẻ: Khi chín vỏ không tự nứt ra.
b. Các loại quả thịt:
+ Quả mọng: gồm toàn thịt.
+ Quả hạch: có hạch cứng bao bọc lấy hạt.
*Các bộ phận của hạt.
Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.
6. Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm:
- Hạt 1 lá mầm là phôi của hạt chỉ có 1 lá mầm.
- Hạt 2 lá mầm là phôi của hạt có 2 lá mầm.
Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhủ.
Câu hỏi ôn tập Sinh lớp 6 học kì 2
Câu 1. Tìm những điểm giống và khác nhau giữa hạt của cây một lá mầm và hai lá mầm?
Giống: gồm có vỏ, phôi (có rễ mầm, chồi mầm, lá mầm, thân mầm), chất dinh dưỡng dự trữ.
Khác:
HẠT của cây hai lá mầm | HẠT của cây một lá mầm |
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở hai lá mầm. - Phôi của hạt có hai lá mầm. | - Chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ. - Phôi của hạt có một lá mầm. |
Câu 2. Vì sao cây có hoa là một thể thống nhất?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì :
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
+ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây.
Câu 3. So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ? Cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
So sánh:
Rêu | Dương xỉ |
Rễ: +Rễ giả | +Rễ thật |
Thân: +Nhỏ, không phân cành Chưa có mạch dẫn | + Thân rễ, hình trụ Có mạch dẫn |
Lá +Nhỏ, một đường gân | +Lá già: cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy. +Lá non: đầu cuộn tròn |
Cây có cấu tạo phức tạp hơn là cây dương xỉ.
Câu 4. Quá trình hình thành than đá như thế nào?
- Quyết cổ đại sống cách đây khoảng 300 triệu năm.
- Quyết cổ đại phát triển mạnh thành những khu rừng lớn gồm toàn những cây thân gỗ.
- Do sự biến đổi của vỏ trái đất, những khu rừng quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới đất.
- Dưới tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà chúng dần dần biến thành mỏ than đá.
Câu 5. Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu mà có sự khác nhau đó? Cho ví dụ cụ
thể?
- Cây trồng khác xa cây dại và cây trồng tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.
- Tuỳ theo mục đích sử dụng mà từ 1 loài cây dại ban đầu, con người đã tạo ra được nhiều thứ cây trồng khác nhau.
Ví dụ: quả chuối
Cây hoang dại: quả nhó, chát, nhiều hạt.
Cây trồng: quả to, ngọt, không hạt
Câu 6. Đặc điểm phân biệt lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm. Mỗi lớp cho 2 ví dụ.
Đặc điểm | Lớp 1 lá mầm | Lớp 2 lá mầm |
Kiểu rễ | Rễ chùm | Rễ cọc |
Kiểu gân lá | Gân hình song song, hình cung | Gân hình mạng |
Kiểu thân | Thân cỏ, thân cột | Thân cỏ, thân gỗ, thân leo |
Số cánh hoa | 3 hoặc 6 cánh | 4 hoặc 5 cánh |
Số lá mầm của phôi | 1 lá mầm | 2 lá mầm |
Ví dụ | Cây rẽ quạt, cây cau….. | Cây đậu đen, cây bưởi…… |
Câu 7. Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng?
Vì:
+ Thực vật có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà khí hậu: Điều hoà lượng khí oxy và khí cacbonic trong không khí
+Rừng cây như là lá phổi xanh của con người.
+Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
+ Rừng có vai trò trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán.
Câu 8. Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào?
- Rừng cây nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt.
- Rừng cây góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm, nhờ đó mà hạn chế được hạn hán.
Câu 9. Hút thuốc lá, thuốc phiên có hại như thế nào?
- Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicotin gây ung thư phổi.
- Cây thuốc phiện chứa nhiều mooc phin, heroin, chất độc nguy hiểm này sẽ gây nghiện khi sử dụng, rất khó chữa, có hại cho sức khoẻ và cho gia đình và xã hội.
Câu 10. Đa dạng của Thực vật là gì? Nguyên nhân nào khiến cho thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
- Đa dạng của thực vật là sự phong phú về các loài, các cá thể của loài và môi trường sống của thực vật.
- Nguyên nhân khiến cho Thực vật ở Việt nam bị suy giảm:
- Nhiều loài cây có giá trị kinh tế đã bị khai thác bừa bãi.
- Các khu rừng bị tàn phá, nạn đốt rừng làm rẫy, nạn đốn chặt cây rừng không hợp lí.
Câu 11. Vi khuẩn có vai trò gì?
- Vi khuẩn có vai trò trong tự nhiên và trong đời sống con người.
· Chúng phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
· Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa.
- Nhiều vi khuẩn có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp.
- Một số vi khuẩn có hại: gây bệnh cho người vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rửa làm hỏng thức ăn, ô nhiễm môi trường.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Sinh học
Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 6
1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến TK I có gì thay đổi?
- Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì?
- Nhà Hán đưa người Hán sang Châu Giao nhằm mục đích gì?
2. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Diễn biến cuộc khởi nghĩa?
3. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập?
4. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I đến thế kỷ VI có gì thay đổi?
5. Vì sao nhà Hán lại độc quyền về sắt?
6. Những chi tiết nào chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
7. Sự chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỷ I-VI?
8. Theo em việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?
9. Em hiểu Bà Triệu là người như thế nào? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
10. Nhà Lương siết chặt ách đô hộ nước ta như thế nào?
11. Diễn biến khởi nghĩa Lý Bí?
12. Lý Bí đã làm gì sau khi giành thắng lợi?
13. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào?
14. Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta có gì thay đổi?
15. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng( Năm, diến biến)
16. Tình hình kinh tế, văn hoá Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỉ X
17. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào?
18. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán ra sao?
19. Ngô quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
II. Một số câu hỏi ôn tập và hướng dẫn trả lời Lịch sử lớp 6
Câu 1: Nêu những nét nổi bật đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
1. Đời sống vật chất
- Văn Lang là một nước nông nghiệp. Ở mỗi vùng, tuỳ theo đất đai, người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay trên nương rẫy của mình.
- Thóc lúa đã trở thành lương thực chính của cư dân Văn Lang. Ngoài ra, họ còn biết trồng thêm khoai, đậu, cà, bầu, bí, chuối, cam... và trồng dâu, chăn tằm. Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.
- Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hoá.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá cao. Ngoài việc đúc lưỡi cày, vũ khí..., người thợ thủ công còn đúc trống đồng, thạp đồng. Họ cũng bắt đầu biết rèn sắt.
- Thức ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Trong bữa ăn, người ta đã biết dùng mâm, bát, muôi. Họ còn biết làm muối, mắm cá và dùng gừng làm gia vị.
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ thường gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Ở một vài làng, chạ, người ta đã biết dùng tre rào quanh làng để ngăn thú dữ.
- Việc đi lại giữa các làng, chạ chủ yếu bằng thuyền.
- Về trang phục:
+ Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất ; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
+ Mái tóc có nhiều kiểu: cắt ngắn bỏ xoã, búi tó, tết đuôi sam thả sau lưng.
+ Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ lông chim hay bông lau.
2. Đời sống tinh thần
- Xã hội thời Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau : những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Tuy vậy sự phân biệt giữa các tầng lớp này còn chưa sâu sắc.
- Sau những ngày lao động mệt nhọc, người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi (một số hình ảnh đã được thể hiện trên mặt trống đồng).
- Trong ngày hội thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được “mưa thuận, gió hoà”, mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước. Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền, mộ cây kèm theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
Câu 2. Lập niên biểu những sự kiện chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ năm 40 đến năm 44. Hai Bà Trưng đã làm gì sau cuộc khởi nghĩa năm 40 thắng lợi ?
Thời gian | Sự kiện |
Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch) | - Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội). Nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm Cổ Loa. Tô Định hốt hoảng bỏ thành trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận, huyện khác bị đánh tan. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. |
Tháng 4 năm 42 đến tháng 3 năm 43 | - Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố. - Quân ta chiến đấu dũng cảm và chủ động rút lui. - Mã Viện chiếm được Hợp Phố, tiến đánh Lãng Bạc. Tại Lãng Bạc diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa quân ta và quân Hán. - Quân ta lui về Cổ Loa và Mê Linh rồi về Cấm Khê. |
Cuối tháng 3 năm 43 (tức ngày 6-2 âm lịch) | - Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. |
Mùa thu năm 44 | - Mã Viện thu quân về nước, quân đi 10 phần, khi về chỉ còn 4, 5 phần. |
- Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua
(Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
- Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Câu 3: Lập niên biểu những sự kiện chính cuộc khởi nghĩa Lý Bí (năm 542- 544). Lý Bí đã làm gì sau khi giành độc lập. Em có suy nghĩ gì về việc Lí Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
Thời gian | Sự kiện chính |
Mùa xuân năm 542 | Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. - Ở Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì có Phạm Tu, Thái Bình có Tinh Thiều... - Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. |
Tháng 4 năm 542 | Nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu. |
Đầu năm 543 | Nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến 7, 8 phần. Tướng địch bị giết gần hết. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi |
Mùa xuân năm 544 | Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế). |
- Sau khi giành độc lập: Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Đặt niên hiệu là Thiên Đức. Thành lập triều đình với hai ban văn, võ.
Từ “Vạn Xuân” đặt cho tên nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân
4. Cuộc đấu tranh chống nhà Đường dành quyền tự chủ của họ Khúc diễn ra như thế nào?
- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu bởi các cuộc khởi nghĩa của nông dân liên tiếp xảy ra (đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào).
- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ lãnh đạo nhân dân đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ.
- Đầu năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ phủ.
Câu 5: Cuộc đấu tranh chống quân Nam Hán lần thứ nhất dành quyền tự chủ của Dương Đình Nghệ diễn ra như thế nào?
a, Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: Nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta.
- Nguyên nhân trực tiếp: Lấy cớ Khúc Thừa Mĩ không chịu thuần phục nhà Nam Hán mà thuần phục nhà Lương.
b, Diễn biến:
- Mùa thu năm 930, quân Nam Hán sang đánh nước ta.
- Do bị động, Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu.
- Nhà Nam Hán cử Lý Tiến làm thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
- Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành, tấn công thành Tống Bình.
- Quân Nam Hán lo sợ cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện.
- Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
- Kháng chiến thắng lợi.
Câu 6: Vì sao quân Nam Hán xâm lược nước ta? Ngô Quyền chuẩn bị chống quân Nam Hán như thế nào? Diễn biến, ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938.
a, Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa: nhà Nam Hán thực hiện tham vọng bành chướng và mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
- Nguyên nhân trực tiếp: Vua Nam Hán nhân cơ hội Kiều Công Tiễn cầu cứu cho quân xâm lược nước ta lần hai.
b, Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán:
- Năm 938, Ngô Quyền tiến quân ra Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn.
- Được tin quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, Ngô Quyền khẩn trương chuẩn bị kháng chiến:
+ Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.
c, Diễn biến, ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938.
* Diễn biến:
- Cuối năm 938, đoàn thuyền Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
- Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán vào cửa sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
- Lưu Hoằng Tháo do chưa có kinh nghiệm đánh giặc nên hăm hở dốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không hay biết.
- Nước triều bắt đầu rút. Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống không nổi phải rút chạy ra biển.
- Đúng lúc nước triều rút, bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta tứ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, vỡ tan tành. Số còn lại, vì thuyền to nặng nên không sao thoát khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta, với thuyền nhỏ, đã nhẹ nhàng luồn lách, xông vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch bỏ thuyền nhảy xuống sông, phần bị giết, phần bị chết đuối, thiệt hại đến quá nửa. Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân.
- Vua Nam Hán, được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
* Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
- Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lược nước ta của phong kiến phương Bắc. Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài của đất nước.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý 6
Câu 1: Khoáng sản là gì? Thế nào là mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh?
Trả lời:
- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng .
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản .
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…
Câu 2: Kể tên và nêu công dụng của một số loại khoáng sản?
Câu 3: Cho biết tỉ lệ các thành phần của không khí? Hơi nước có vai trò gì?
Trả lời:
- Thành phần của không khí bao gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Vai trò của hơi nước: Lượng hơi nước tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm, chớp…
Câu 4: Lớp vỏ khí chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của từng tầng?
Trả lời:
Các tầng | Đối lưu | Bình lưu | Các tầng cao |
Vị trí | Sát mặt đất | Nằm trên tầng đối lưu | Nằm trên tầng bình lưu |
Độ cao | 16km | Từ 16km à 80km | Trên 80km |
Đặc điểm | - Tập trung 90% không khí - Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: Mây, mưa, sấm, chớp,… - Nhiệt độ giảm dần khi lên cao: cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C | - Có lớp ôdôn => ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người. | - Không khí cực loãng. |
Câu 5: Dựa vào đâu để phân ra các khối khí: nóng, lạnh, đại dương, lục địa? Nêu vị trí hình thành và tính chất từng loại khối khí?
Trả lời:
a. Căn cứ để phân loại khối khí:
- Căn cứ vào nhiệt độ, chia ra: khối khí nóng, khối khí lạnh .
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, chia ra: khối khí đại dương, khối khí lục địa.
b. Đặc điểm từng loại khối khí:
- Khối khí nóng: hình thành trên vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.
- Khối khí lạnh: hình thành trên vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương: hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa: hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Câu 6: Phân biệt thời tiết và khí hậu?
Trả lời:
- Thời tiết: Là sự biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn, luôn thay đổi.
- Khí hậu: Là sự lặp đi, lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong thời gian dài (trong nhiều năm ), trở thành quy luật.
Câu 7: Nhiệt độ không khí là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí?
Trả lời:
a. Nhiệt độ không khí: là độ nóng, lạnh của không khí
b. Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
- Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
- Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
Câu 8: Khí áp là gì? Trình bày sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái đất?
Trả lời:
a. Khí áp: là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất, đơn vị là mm thuỷ ngân.
b. Sự phân bố các đai khí áp:
- Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về cực.
+ Các đai khí áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam.
+ Các đai khí áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam và 900 Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam).
Câu 9: Gió là gì? Nêu tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất?
Trả lời:
- Gió là sự chuyển động của không khí từ các đai khí áp cao về các đai khí áp thấp.
Các loại gió thổi thường xuyên:
Loại gió | Phạm vi hoạt động | Hướng gió |
Tín phong | Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) về Xích đạo (đai áp thấp xích đạo). | - Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc - Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam |
Tây ôn đới | Thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam (các đai áp cao chí tuyến) lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới) | - Ở nửa cầu Bắc: hướng Tây Nam - Ở nửa cầu Nam: hướng Tây Bắc |
Đông cực | Thổi từ khoảng vĩ độ 900 Bắc và Nam (cực Bắc và cực Nam ) về khoảng các vĩ độ 600 Bắc và Nam (các đai áp thấp ôn đới) | - Ở nửa cầu Bắc: hướng Đông Bắc - Ở nửa cầu Nam: hướng Đông Nam |
Câu 10: Vì sao không khí có độ ẩm? Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước và độ ẩm của không khí?
Trả lời:
- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định, lượng hơi nước đó làm không khí có độ ẩm.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: Nhiệt độ không khí càng cao càng chứa được nhiều hơi nước => độ ẩm càng cao.
Khi không khí đã chứa được lượng hơi nước tối đa => không khí đã bão hòa hơi nước.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Địa lý
Đề cương ôn tập học kì 2 Công nghệ 6
1/. Trình bày giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:
a/. Phân nhóm thức ăn
- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng có 4 nhóm thức ăn: Nhóm giàu chất đạm. Nhóm giàu chất đường bột. Nhóm giàu chất béo. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.
- Ý nghĩa:
+ Giúp cho việc tổ chức mua, lựa chọn các loại thực phẩm cần thiết.
+ Thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
b/. Thay thế thức ăn lẫn nhau: Muốn cơ thể phát triển khỏe mạnh thì cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày cho hợp lí.
2/. Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm
- Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn: Thực phẩm có độc. Ô nhiễm chất độc, chất hóa học. Thức ăn bị biến chất.
- Các biện pháp tránh ngộ độc thức ăn: Phòng tránh nhiễm trùng thức ăn (Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh nhà bếp, rửa kỉ thực phẩm, nấu chín thực phẩm, đậy thức ăn cẩn thận, …)
- Phòng tránh nhiễm độc thức ăn: Không dùng thực phẩm chứa chất độc. Không ăn thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc. Không dùng đồ quá hạn.
3/. Những lưu ý khi chế biến thức ăn:
- Không được đun quá lâu làm vitamin C, B, PP tan trong nước.
- Rán lâu làm cho vitamin A, D, E, K tan trong chất béo.
- Khi nước sôi mới cho thực phẩm cần luộc hoặc nấu vào.
- Không khuấy nhiều hoặc hâm lại nhiều lần.
- Không nên vò xát gạo quá lâu, không chắt bỏ nước cơm khi nấu.
- Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc bị tiêu huỷ.
4/. Có những phương pháp chế biến thực phẩm nào?
- Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: Luộc, nấu, kho, hấp, … Nướng, rán, rang, xào, …
- Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: Trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua, …
5/. Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Là bữa ăn có sự cân bằng các chất dinh dưỡng theo một tỉ lệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
6/. Phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào?
- Cần phân chia số bữa ăn trong ngày cách nhau từ 4-5 tiếng.
- Phân chia hợp lí các bữa ăn:
+ Bữa sáng ăn vừa phải để đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động.
+ Bữa trưa: nên ăn no, ăn nhanh để có thời gian dưỡng sức và nghỉ ngơi.
+ Bữa tối: cần ăn đủ các món nóng và các loại rau củ, quả để bồi dưỡng sức khỏe sau 1 ngày đầy căng thẳng.
- Nên ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ dinh dưỡng.
7/. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ra sao?
- Nhu cầu các thành viên trong gia đình
- Điều kiện tài chính
- Sự cân bằng chất dinh dưỡng
- Thay đổi món ăn
8/. Cho biết quy trình tổ chức bữa ăn cần qua các bước như thế nào?
a/. Thực đơn là gì: Là bảng ghi lại tất cả các món ăn phục vụ trong bữa ăn sẽ phục vụ trong bữa ăn, tiệc ...
b/. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
- Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn
- Thực đơn phải đủ các loại món chính theo cơ cấu của bữa ăn.
+ Hằng ngày: Canh - Xào - Mặn.
+ Tiệc: Khai vị - Sau khai vị - Món chính - Món ăn thêm - Tráng miệng.
* Lưu ý: Món ăn phụ thuộc vào tập quán ăn uống của địa phương
- Thực đơn phải đàm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.
c/. Chế biên món ăn: Sơ chế thực phẩm à Chế biến món ăn à Trình bày món ăn.
d/. Bày bàn và thu dọn sau bữa ăn: Chuẩn bị dụng cụ à Trang trí bàn ăn à Cách phục vụ và thu dọn bàn ăn.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công dân
* Dạng 1: Hãy khoanh chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng :
Câu 1: Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây để xác định công dân của một nước?
A. Nơi sinh sống
B. Trang phục
C. Ngôn ngữ
D. Quốc tịch
Câu 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là:
A. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam.
C. Những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
D. Tất cả những người Việt Nam dù sinh sống ở nước ngoài.
Câu 3: Đến nhà bạn mượn truyện nhưng không có ai ở nhà em sẽ:
A. Tự mở cửa vào lấy truyện.
B. Lấy truyện rồi nhắn tin qua điện thoại.
C. Đi về khi bạn ở nhà thì sang lấy .
C. Rủ thêm bạn cùng mở cửa lấy truyện.
Câu 4: Câu nào dưới đây đúng với quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? ?
A. Học hành tích cực chăm chỉ .
B. Không học bài trước khi đến lớp.
C. Thường xuyên nghỉ học,cúp tiết.
C. Không chú ý thầy cô giảng bài.
Câu 5: Trường hợp nào sau đây vi phạm quyền phát triển của trẻ em?
A. Bạo hành gây thương tích cho trẻ.
B. Bắt trẻ luôn phải vâng lời, không được phép đưa ra ý kiến phản đối.
C. Bắt trẻ em phải tiêm chủng và uống một số vác xin phòng bệnh.
D. Bắt trẻ em phải ngồi học suốt ngày không được vui chơi, giải trí.
Câu 6: Trẻ em trong độ tuổi nào thì có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học?
A. Từ 6 đến 14 tuổi .
B. Từ 7 đến 14 tuổi.
C. Từ 6 đến 15 tuổi.
D. Từ 7 đến 14 tuổi
Câu 7: Nếu tình cờ em phát hiện có người đột nhập vào nhà bác hàng xóm, em sẽ chọn cách xử lí nào sau đây?
A. Lờ đi coi như không thấy để tránh rắc rối.
B. Nhanh chóng báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết.
C. Chạy sang để bắt quả tang kẻ đột nhập.
D. La to để kẻ đột nhập sợ hãi mà bỏ chạy.
Câu 8: Ý kiến nào sau đây là đúng với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Thư của người thân thì được phép mở ra xem.
B. Nhanh chóng báo cho cha mẹ hoặc người lớn biết.
C. Chạy sang để bắt quả tang kẻ đột nhập.
D. La to để kẻ đột nhập sợ hãi mà bỏ chạy.
* Dạng 2: Hãy ghép nội dung ở cột trái A với nội dung ở cột phải B cho đúng nhất.
Cột (A) | Cột (B) | Ghép |
A. Người đi bộ | 1. Hình tam giác đều, nền màu vàng, có viền đỏ | A ghép………………… |
B. Biển báo cấm | 2. Đi trên lề đường. | B ghép………………… |
C. Biển báo nguy hiểm | 3. Hình tròn,nền màu trắng,có viền đỏ | C ghép………………… |
D. Trẻ em dưới 16 tuổi | 4. Hình tròn,nền màu xanh lam | D ghép……………… |
5. Không được lái xe gắn máy. |
* Điền vào chỗ trống: Hãy dùng các từ,cụm từ sau điền vào chỗ trống (…..) sao cho đúng:
a. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về(1) ..................., (2).............. không ai được xâm phạm tới thân thể người khác, việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của (3) ........................
b. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp (4)........................... Mỗi chúng ta phải biết (5)...................... chỗ ở của người khác , đồng thời phải biết tự (6)................................. chỗ ở của mình và (7).............................người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Giáo dục công dân
Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Tin học
BÀI 13. LÀM QUEN VỚI SOẠN THẢO VĂN BẢN
1.Văn bản và phần mềm soạn thảo văn bản
- Hoạt động tạo ra văn bản thường được gọi là Soạn thảo văn bản
- Các phần mềm giúp tạo ra văn bản trên máy tính được gọi chung là phần mềm soạn thảo văn bản
- Phần mềm Microsoft Word (phiên bản 2010) là phần mềm soạn thảo văn bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
2. Khởi động Word
- Nháy chuột tại biểu tượng của Word trên màn hình khởi động của Windows
- Nháy đúp chuột tại biểu tượng của Word trên màn hình nền
3. Có gì trên cửa sổ của Word
* Một vài thành phần chính trên cửa sổ của Word:
- Dải lệnh
- Lệnh và nhóm lệnh
- Vùng soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo
a) Dải lệnh: Nằm phía trên cửa sổ word. Mỗi dải lệnh có tên để phân biệt và gồm các lệnh để thực hiện việc xử lí văn bản.
b) Lệnh: Được hiển thị dưới dạng một biểu tượng trực quan. Các lệnh được sắp xếp trên dải lệnh theo từng nhóm lệnh.
4. Tạo văn bản mới và mở văn bản đã có
* Tạo văn bản mới:
- Chọn File - > New
- Chọn lệnh Create ở ngăn bên phải màn hình
* Mở văn bản đã có trên máy tính
Chọn File - > Open, xuất hiện hộp thoại Open:
- Chọn thư mục lưu tệp
- Chọn tên tệp
- Nháy Open để mở
5. Lưu văn bản
Chọn File - > Save xuất hiện hộp thoại Save As:
- Chọn thư mục để lưu
- Gõ tên tệp văn bản
- Nháy nút Save
6. Kết thúc
- Đóng văn bản nhưng không kết thúc phiên làm việc với Word:
Chọn File- > Close
- Kết thúc làm việc với word:
- Nháy nút ở phía trên bên phải màn hình word
BÀI 14. SOẠN THẢO VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
1. Các thành phần của văn bản
- Các thành phần cơ bản của văn bản là: từ, câu và đoạn văn.
- Khi soạn thảo văn bản trên máy tính cần phân biệt các thành phần:
+ Kí tự: Là con chữ, số, kí hiệu,...là thành phần cơ bản nhất của văn bản.
+ Từ soạn thảo: Một từ soạn thảo là các kí tự gõ liền nhau.
+ Dòng: Tập hợp các kí tự nằm trên một đường ngang từ lề trái sang lề phải của trang.
+ Đoạn văn bản: Bao gồm một số câu và được kết thúc bằng dấu xuống dòng.
+ Trang văn bản: phần văn bản trên một trang in.
2. Con trỏ soạn thảo
- Con trỏ soạn thảo là một vạch đứng nhấp nháy trên màn hình, cho biết vị trí xuất hiện của kí tự sẽ được gõ vào
- Di chuyển con trỏ soạn thảo bằng cách nháy chuột tại vị trí cần di chuyển hoặc dùng các phím mũi tên, Home, End..trên bàn phím.
3. Quy tắc gõ văn bản trong Word
- Các dấu ngắt câu phải được đặt sát từ đứng trước nó, tiếp theo là dấu cách nếu sau đó vẫn còn nội dung.
- Các dấu (, [, <, " và ' được đặt sát vào bên trái kí tự đầu tiên của từ tiếp theo.
- Các dấu ), ], >, " và ' được đặt sát vào bên phải kí tự cuối cùng của từ ngay trước đó.
- Giữa các từ chỉ dùng 1 kí tự trống có dấu phân cách.Gõ phím Spacebar để phân cách
- . Nhấn phím Enter để kết thúc một đoạn.
4. Gõ văn bản chữ Việt
* Muốn soạn thảo được văn bản chữ Việt, phải có thêm các công cụ để có thể:
- Gõ được chữ Việt vào máy tính bằng bàn phím
- Xem được chữ Việt trên màn hình và in trên máy.
*Phần mềm gõ chữ Việt đang được sử dụng phổ biến là Unikey
*Bộ phông chữ chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay là bộ phông chữ dựa trên bảng mã Unicode.
BÀI 15. CHỈNH SỬA VĂN BẢN
1. Xóa và chèn thêm nội dung
+ Phím Backspace để xóa kí tự ngay trước con trỏ soạn thảo.
+ Phím Delete để xóa kí tự ngay sau con trỏ soạn thảo.
* Muốn chèn thêm nội dung vào một vị trí, em di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí đó và gõ tiếp.
2. Chọn phần văn bản
- Khi muốn thực hiện một thao tác (VD như xóa, di chuyển vị trí, thay đổi cách trình bày…) tác động đến một phần văn bản hay đối tượng nào đó, trước hết cần chọn phần văn bản hay đối tượng đó (còn gọi là đánh dấu)
- Đưa con chuột đến vị trí bắt đầu
- Kéo thả chuột đến vị trí cuối của văn bản cần chọn.
3. Sao chép và di chuyển nội dung văn bản
* Sao chép văn bản:
- Chọn phần văn bản muốn sao chép, chọn lệnh Coppy
- Đưa con trỏ tới vị trí cần sao chép, chọn lệnh Paste
* Di chuyển văn bản:
- Chọn phần văn bản cần di chuyển, chọn lệnh Cut
- Đưa con trỏ tới vị trí mới, chọn lệnh Paste
* Sao chép phần văn bản là giữ nguyên phần văn bản đó ở vị trí gốc, đồng thời sao nội dung đó vào vị trí khác
* Di chuyển phần văn bản là sao chép nội dung đó vào vị trí khác, đồng thời xóa phần văn bản đó ở vị trí gốc.
4. Chỉnh sửa nhanh- Tìm và thay thế
* Công cụ tìm: Giúp tìm nhanh một từ (hoặc dãy kí tự) trong văn bản
* Công cụ thay thế: Vừa tìm vừa thay thế dãy kí tự tìm được bằng một nội dung khác.
* Cách tìm một từ (hay dãy kí tự):
- Nháy lệnh Replace để hiển thị hộp thoại Find and Replace
- Nháy chuột mở trang Find
- Gõ nội dung cần tìm
- Nháy Find next để tìm
* Thay thế một từ (hay dãy kí tự):
- Mở trang Replace trên hộp thoại Find and Replace
- Gõ nội dung cần tìm để thay thế (trong dòng Find What)
- Gõ nội dung thay thế (trong dòng Replace with)
- Nháy Replace để thay thế
>> Chi tiết: Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Tin học
Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.