Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ năm 2019 - 2020

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Công nghệ năm 2019 - 2020 bao gồm các dạng câu hỏi trọng tâm là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 6, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị cho bài thi học kì 2 lớp 6 sắp diễn ra, mời các bạn tham khảo.

Nội dung ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 6

1/. Trình bày giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn:

a/. Phân nhóm thức ăn

- Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng có 4 nhóm thức ăn: Nhóm giàu chất đạm. Nhóm giàu chất đường bột. Nhóm giàu chất béo. Nhóm giàu vitamin, chất khoáng.

- Ý nghĩa:

+ Giúp cho việc tổ chức mua, lựa chọn các loại thực phẩm cần thiết.

+ Thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp khẩu vị, thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

b/. Thay thế thức ăn lẫn nhau: Muốn cơ thể phát triển khỏe mạnh thì cần phải kết hợp nhiều loại thức ăn khác nhau trong bữa ăn hàng ngày cho hợp lí.

2/. Nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm

- Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn: Thực phẩm có độc. Ô nhiễm chất độc, chất hóa học. Thức ăn bị biến chất.

- Các biện pháp tránh ngộ độc thức ăn: Phòng tránh nhiễm trùng thức ăn (Rửa tay sạch trước khi ăn, vệ sinh nhà bếp, rửa kỉ thực phẩm, nấu chín thực phẩm, đậy thức ăn cẩn thận, …)

- Phòng tránh nhiễm độc thức ăn: Không dùng thực phẩm chứa chất độc. Không ăn thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc. Không dùng đồ quá hạn.

3/. Những lưu ý khi chế biến thức ăn:

- Không được đun quá lâu làm vitamin C, B, PP tan trong nước.

- Rán lâu làm cho vitamin A, D, E, K tan trong chất béo.

- Khi nước sôi mới cho thực phẩm cần luộc hoặc nấu vào.

- Không khuấy nhiều hoặc hâm lại nhiều lần.

- Không nên vò xát gạo quá lâu, không chắt bỏ nước cơm khi nấu.

- Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dễ bị biến chất hoặc bị tiêu huỷ.

4/. Có những phương pháp chế biến thực phẩm nào?

- Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt: Luộc, nấu, kho, hấp, … Nướng, rán, rang, xào, …

- Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt: Trộn dầu giấm, trộn hỗn hợp, muối chua, …

5/. Thế nào là bữa ăn hợp lí?

Là bữa ăn có sự cân bằng các chất dinh dưỡng theo một tỉ lệ nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

6/. Phân chia số bữa ăn trong ngày như thế nào?

- Cần phân chia số bữa ăn trong ngày cách nhau từ 4-5 tiếng.

- Phân chia hợp lí các bữa ăn:

+ Bữa sáng ăn vừa phải để đáp ứng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

+ Bữa trưa: nên ăn no, ăn nhanh để có thời gian dưỡng sức và nghỉ ngơi.

+ Bữa tối: cần ăn đủ các món nóng và các loại rau củ, quả để bồi dưỡng sức khỏe sau 1 ngày đầy căng thẳng.

- Nên ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ dinh dưỡng.

7/. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ra sao?

- Nhu cầu các thành viên trong gia đình

- Điều kiện tài chính

- Sự cân bằng chất dinh dưỡng

- Thay đổi món ăn

8/. Cho biết quy trình tổ chức bữa ăn cần qua các bước như thế nào?

a/. Thực đơn là gì: Là bảng ghi lại tất cả các món ăn phục vụ trong bữa ăn sẽ phục vụ trong bữa ăn, tiệc ...

b/. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

- Thực đơn phải có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn

- Thực đơn phải đủ các loại món chính theo cơ cấu của bữa ăn.

+ Hằng ngày: Canh - Xào - Mặn.

+ Tiệc: Khai vị - Sau khai vị - Món chính - Món ăn thêm - Tráng miệng.

* Lưu ý: Món ăn phụ thuộc vào tập quán ăn uống của địa phương

- Thực đơn phải đàm bảo yêu cầu về dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế.

c/. Chế biên món ăn: Sơ chế thực phẩm à Chế biến món ăn à Trình bày món ăn.

d/. Bày bàn và thu dọn sau bữa ăn: Chuẩn bị dụng cụ à Trang trí bàn ăn à Cách phục vụ và thu dọn bàn ăn.

Câu hỏi ôn tập Công nghệ 6 học kì 2

Câu 1: Thế nào là bữa ăn hợp lí? Việc phân chia số bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng như thế nào đến việc tổ chức bữa ăn hợp lí?

Câu 2: Trình bày các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình? Vì sao phải thay đổi món ăn? Có những cách thay đổi nào?

Câu 3: Tại sao phải quan tâm đến chế độ ăn uống cho từng đối tượng khi tổ chức bữa ăn trong gia đình?

Câu 4: Trình bày quy trình tổ chức một bữa ăn?

Câu 5: Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn? Khi xây dựng thực đơn cho các bữa ăn thường ngày cần lưu ý đến những yếu tố nào?

Câu 6: Thu nhập của gia đình là gì? Kể tên các khoản thu nhập của gia đình em? Thu nhập của gia đình thành phố khác với thu nhập của gia đình nông thôn như thế nào?

Câu 7: Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?

Câu 8: Kể tên các khoản chi tiêu của gia đình? Mức chi tiêu của gia đình thành phố khác với gia đình ở nông thôn như thế nào?

Câu 9: Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa muối nén và muối xổi?

Câu 10: Trình bày quy trình thực hiện món trộn hỗn hợp?

Ngoài ra, các em học sinh tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, môn Địa lý lớp 6, môn Lịch sử lớp 6....và các đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 2 đạt kết quả cao.

Đánh giá bài viết
80 13.913
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Công Nghệ

    Xem thêm