Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 học kì 2

Đề cương ôn tập học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 được VnDoc.com sưu tầm, chọn lọc, tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh lớp 6 nắm vững kiến thức môn Ngữ văn trong học kì 2, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

Chi tiết: Ma trận đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021

I. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 PHẦN VĂN BẢN

1. Thơ:

a) Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc

- Thể thơ: Thơ năm chữ

b) Lượm của Tố Hữu

- Nội dung, nghệ thuật những khổ thơ được học thuộc

- Thơ bốn chữ

2. Truyện và Kí (Không yêu cầu học ghi nhớ)

Văn bảnTác giảThể loại
Cô Tô (Trích)Nguyễn TuânKí:
Chú trọng ghi chép, tái hiện các hình ảnh, sự việc của đời sống và con người theo sự cảm nhận, đánh giá của tác giả.
Cây tre Việt NamThép Mới

(HS chú ý ôn tập về phương thức biểu đạt, nội dung văn bản hoặc đoạn văn)

II. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TIẾNG VIỆT

Không hỏi lí thuyết chỉ có bài tập thực hành

1. So sánh: Có hai kiểu so sánh:

- So sánh ngang bằng: VD: Anh đội viên mơ màng. Như nằm trong giấc mộng

- So sánh không ngang bằng: VD: Bóng Bác cao lồng lộng. Ấm hơn ngọn lửa hồng

- Tác dụng của phép so sánh:

(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)

2. Nhân hóa: Có 3 kiểu nhân hóa thường gặp:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. VD: Chú mèo nhà em rất dễ thương.

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

VD: Gậy tre chống lại sắt thép quân thù.

- Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

- Tác dụng phép nhân hóa

(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)

3. Câu trần thuật đơn: là kiểu câu tả, kể hoặc dùng để giới thiệu, nêu ý kiến về sự vật hoặc sự việc.

VD: Chúng tôi/ là học sinh trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn

C                   V

(HS XEM LẠI BÀI TẬP SGK)

III. ÔN TẬP HỌC KÌ 2 LỚP 6 TẬP LÀM VĂN

TẢ NGƯỜI ĐANG LÀM VIỆC. Học sinh cần:

  • Xác định đúng đối tượng được miêu tả.
  • Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
  • Miêu tả theo một trình tự hợp lý.
  • Khi miêu tả cần kết hợp các giác quan để cảm nhận cảnh vật một cách đầy đủ, từ đó kết hợp các biện pháp tu từ, cảm xúc xen lẫn giúp bài văn sinh động hơn.

DÀN Ý CHUNG

I. Mở bài: Giới thiệu chung

- Đối tượng được miêu tả

- Cảm nhận chung

II. Thân bài: Miêu tả (lồng cảm xúc):

1) Tả khái quát những điểm nổi bật: (ngoại hình, tính cách…)

2) Tả chi tiết những hoạt động của người đó khi đang làm việc

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

- Về đối tượng được tả (Thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thành)

Đề mẫu 1: Tả mẹ khi đang nấu ăn

1. Mở bài:- Dẫn dắt, giới thiệu tới đối tượng được tả
- Hoạt động.
- Mẹ
- Đang nấu ăn

2.
Thân bài:

a) Tả chi tiết về ngoại hình: một vài nét tiêu biểu

b)
Miêu tả những hoạt động của mẹ khi nấu ăn: cử chỉ, lời nói, hành động…(kết hợp thể hiện cảm xúc về một vài chi tiết tiêu biểu của đối tượng

a)
- Tuổi: Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi
tuổi….
- Vóc dáng: Mẹ có dáng người dong dỏng,
tóc mẹ cắt ngắn ngang vai đen nhánh ôm
lấy khuôn mặt hình trái xoan…
- Mẹ có nước da trắng tự nhiên….
- Đôi mắt bồ câu của mẹ long lanh ẩn chứa
tình yêu thương vô bờ bến dành cho con. ..
- Chiếc mũi dọc dừa, đôi môi đỏ hồng tự
nhiên, khi mẹ cười để lộ hàn răng trắng
bóng…
- Cử chỉ: chậm rãi, khoan thai, nhanh
nhẹn…
 - Trang phuc: quần áp mặc ở nhà (màu sắc,
hoa văn nhẹ nhàng trang nhã, thoải mái…)

b) Tả hoạt động (ý trọng tâm):

- Chuẩn bị:

+ Nhanh nhẹn sắp xếp thức ăn thành từng nhóm…+ khéo léo thái thịt thành từng miếng, cắt cá thành từng khoanh đều đặn (để miếng thịt lên thớt, một tay cầm chắc cán dao, một tay giữ miếng thịt…)
+ Đôi tay nhẹ nhàng trộn đảo đều gia vị…
+ Những ngón tay nhanh thoăn thoắt nhặt
bỏ rau héo, dập – tiếng nhặt rau nghe tanh
tách, rửa sạch, để cho ráo nước…
- Nấu ăn: + Vo gạo: tỉ mỉ nhặt bỏ thóc, sạn
– tay khuy nước nhẹ nhàng cho sạch bụi
cám, sau đó trút vào nồi nấu
+ Kho thịt: Cho thịt vào nồi, cúi nghiêng
người canh chỉnh lửa, lấy thìa múc nước thịt
lên, nếm thử, nhăn mặt không vừa ý, nêm
nếm cẩn thận, gật gù hài lòng…
+ Chiên cá: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào,
nhúng đũa thử, nhón tay thả tỏi vào (mùi tỏi
thơm lừng), gắp cá nhẹ nhàng thả vào chiên.
Tiếng dầu sôi lép bép - xuýt xoa vì dầu bắn
trúng tay, nghiêng người tránh, lùi lại, với tay
khéo léo trở cá…
+ Xào rau: Bắc chảo lên bếp, cho dầu vào,
nhúng đũa thử, nhón tay thả tỏi đã băm nhỏ
vào, trút nhanh gọn rau vào chảo, đảo thật
nhanh. Nét mặt mẹ chăm chú theo dõi rau đổi
màu vừa tái, tiếng xào lèo xèo thật vui tai.
Má mẹ đỏ bừng vì hơi bếp, mồ hôi lấm tấm
trên trán….
- Nấu ăn xong: + Bày biện ra bàn, thức ăn
nghi ngút khói, tỏa hương thơm lừng, màu
nâu của thịt, màu vàng của cá chiên, màu
xanh của rau trông thật đẹp mắt…
+ Nét mặt mẹ hài lòng, ánh mắt long lanh
hạnh phúc, gật gù hát khe khẽ…

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ- Nhận ra tình cảm của mẹ dành cho gia
đình: Hết lòng lo toan cho gia đình, yêu thương chăm sóc sức khỏe cả nhà qua việc nấu nướng…
- Biết ơn mẹ…

ĐỀ MẪU 2: Miêu tả cô giáo em đang giảng bài say sưa

1. Mở bài:

- Dẫn dắt đến đối tượng và hoạt động chính

- Cảm xúc chung

- Hình ảnh cô giáo (tên, dạy môn..) đang giảng bài.
- Ấn tượng sâu sắc, nhớ mãi, không bao giờ quên.

2. Thân bài:

a) Giới thiệu chung về cô:

b) Miêu tả chi tiết hình ảnh cô đang say sưa giảng bài

a)
Những nét nổi bật của cô giáo

  • Tuổi tác: Ngoài ba mươi tuổi…
  • Vóc dáng: Nhỏ nhắn, cao, tầm thước, mảnh dẻ, thanh mảnh…
  • Khuôn mặt: Tròn, hình trái xoan, đầy
    đặn, gầy, xương xương….Gương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng nên trông cô lúc nào cũng trẻ hơn so với tuổi của mình.
  • Đôi mắt ẩn chứa biết bao tình yêu thương với học trò, sự nhiệt huyết với bài học..
  • Trang phục: áo dài màu…có hoa văn trang nhã, tươi trẻ…
  • Tính tình: nghiêm nghị, vui vẻ, nhanh nhẹn, hoạt bát, dễ gần…
  • Giọng nói: to, rõ ràng, tròn tiếng, dịu dàng, ấm áp…
  • Chữ viết: tròn trĩnh, mềm mại, rắn rỏi, đều đặn…
  • Nét mặt: tươi sáng, gần gũi…
  • Ánh mắt: trìu mến, động viên…
  • Miêu tả những hành động, cử chỉ của cô trong tiết học: đi lại thong thả để giảng bài, viết bảng, gắn những hình ảnh, tư liệu lên bảng, lắng nghe học sinh phát biểu, đưa tay lên lau mồ hồi rồi tiếp tục giảng bài say sưa, không để
    ý tới bụi phấn vương trên trán…
  • Hoạt động của học sinh: Chăm chú
    lắng nghe, hăng hái thảo luận và phát
    biểu sôi nổi
  • Cảm xúc của em về môn học: dễ hiểu,
    bổ ích, yêu thích
  • Với bài học ngày hôm nay, cô giảng
    cho chúng em nghe về ý nghĩa câu
    chuyện: …
  • Kết thúc tiết học, cô dặn dò…
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em
  • Cô đã bỏ ra rất nhiều công sức để bài giảng được hấp dẫn và thu hút hơn…
  • Đã khơi dậy lòng yêu thích môn học cho em
  • Là nguồn động viên để em học tập tốt hơn
  • Yêu mến, kính trọng, biết ơn, nhớ mãi không bao giờ quên…

Đề thi và đề cương ôn thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
63
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm