Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Giang năm học 2016 - 2017 giúp các em học sinh lớp 9 đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian làm bài thi hợp lý để đạt được thành tích cao.

Bộ 23 đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tĩnh Gia, Thanh Hóa năm học 2016 - 2017

PHÒNG GD&ĐT

TP. BẮC GIANG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2016-2017

Môn: Địa lớp 9

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (4.0 điểm)

  1. Giải thích hiện tượng mùa trái ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam vào ngày 22 tháng 6.
  2. Trình bày và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu đại dương.

Câu 2: (3,0 điểm)

Thiên nhiên Việt Nam có sự phân hoá đa dạng. Em hãy:

  1. Trình bày sự khác nhau của thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.
  2. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về thiên nhiên của hai vùng núi trên.

Câu 3: (4 điểm)

  1. Khoảng cách từ Hải Dương đến Trường Sa là 1500 km. Trên một bản đồ Việt Nam đo được khoảng cách giữa hai địa điểm này là 7,5 cm. Hỏi bản đồ này có tỉ lệ bao nhiêu?
  2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.

Câu 4: (4 điểm)

Việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy thế mạnh đất nước và thực hiện công nghiệp hoá nông thôn. Em hãy:

  1. Trình bày ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta.
  2. So sánh hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích nguyên nhân của hướng chuyên môn hoá trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng đó.

Câu 5: (5,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 1995 – 2012

Năm

1995

2000

2005

2010

2012

Diện tích (nghìn ha)

6765,6

7666,3

7329,2

7489,4

7761,2

Sản lượng (nghìn tấn)

24963,7

32529,5

35832,9

40005,6

43737,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản thống kê, 2013)

a. Tính năng suất lúa giai đoạn 1995 – 2012 (đơn vị: tạ/ha)

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta trong giai đoạn 1995 – 2012.

c. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó.

--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục phát hành
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Địa

Câu 1: (4.0 điểm)

1. Giải thích hiện tượng mùa trái ngược nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam vào ngày 22 tháng 6.

  • Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất không đổi hướng và góc nghiêng (chuyển động tịnh tiến).
  • Vào ngày 22 tháng 6, Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến Bắc:
    • Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu lớn nên nhận được nhiều ánh sáng, nhiệt và là mùa nóng (mùa hạ).
    • Bán cầu Nam chếch xa Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ nên nhận được ít ánh sáng, nhiệt và là mùa lạnh (mùa đông).

2. Trình bày và giải thích sự khác nhau giữa kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu đại dương.

  • Sự khác nhau: So với kiểu khí hậu lục địa, kiểu khí hậu đại dương có:
    • Mùa hạ mát mẻ hơn, mùa đông ấm hơn nên có biên độ nhiệt nhỏ hơn.
    • Mưa nhiều hơn, độ ẩm không khí cao hơn. Khí hậu điều hòa hơn.
  • Giải thích:
    • Do nước trên đại dương hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn các loại đất, đá trên bề mặt lục địa.
    • Đại dương cung cấp nhiều hơi nước hơn và gây mưa lớn hơn so với trên lục địa.

Câu 2: (3,0 điểm)

1. 1,5 đ

Sự khác nhau về thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc:

  • Vùng núi Đông Bắc:
    • Thiên nhiên mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa.
    • Có mùa đông lạnh đến sớm, kết thúc muộn, có 2 – 3 tháng nhiệt độ dưới 180C.
  • Vùng núi Tây Bắc:
    • Vùng núi thấp phía Nam có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa.
    • Vùng núi cao có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới.

2. 1,5 đ

Nguyên nhân:

  • Vùng núi Đông Bắc:
    • Chủ yếu là đồi núi thấp, trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc.
    • Địa hình gồm các cánh cung mở ra phía Bắc và Đông Bắc → gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào vùng.
  • Vùng núi Tây Bắc:
    • Dãy Hoàng Liên Sơn có hướng Tây Bắc – Đông Nam giảm bớt ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc vào vùng.
    • Địa hình núi cao (trên 2600m) tạo nên sự phân hoá của thiên nhiên.

(Thí sinh có thể trả lời theo cách khác như tách ra các thành phần tự nhiên khác nhau, nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa).

Câu 3: (4 điểm)

1. 1 đ

a, Tìm tỉ lệ bản đồ.

- Từ đề bài ta có mối tương quan giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách thực tế là 7,5: 150.000.000

Trên bản đồ tỉ lệ số tử số bao giờ cũng bảng 1 nên mẫu số la:

(1 x 150.000.000) : 7,5 = 20.000.000.

Vậy ttỉ lệ bản đồ đó là 1: 20.000.000.

2. 3 đ

  • Nhận xét
    • Giai đoạn 1995 – 2007: cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa song sự chuyển dịch còn chậm.
    • Lao động trong khu vực Nông, Lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng cao và có xu hướng giảm dần tương đối tỉ trọng. Năm 1995: 71,2%, năm 2007: 53,9% giảm 17,3%
    • Lao động trong khu vực Công nghiệp, xây dựng và Dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng tăng dần tương đối tỉ trọng.
      • Công nghiệp, xây dựng: Năm 1995: 11,4%, năm 2007: 20% tăng 8,6%
      • Dịch vụ: Năm 1995: 17,4%, năm 2007: 26,1% tăng 8,7%
  • Giải thích
    • Do nước ta có điểm xuất phát là một nước nông nghiệp, đại bộ phận dân số sống ở nông thôn và sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu ở nông thôn. Nên tỉ trọng lao động trong khu vực Nông, Lâm, thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao.
    • Sự chuyển dịch cơ cấu lao động là do nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh nên nhu cầu về nguồi lao động lớn, trình độ lao động ngày một gia tăng.

Câu 4: (4 điểm)

1. 1 đ

  • Góp phần khai thác tốt hơn điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng.
  • Tạo ra vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
  • Nâng cao hiệu quả kinh tế và giải quyết việc làm.
  • Ý nghĩa khác...

(Đây là câu hỏi mở, tuỳ vào cách trả lời của thí sinh để chấm điểm. Tuy nhiên, cần tập trung bám sát vào các gợi ý trên).

2. 3 đ

  • So sánh:
    • Giống nhau:
      • Cả hai vùng đều có hướng chuyên môn hoá chính là chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.
    • Khác nhau:
      • Trung du và miền núi Bắc Bộ: cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
      • Tây Nguyên: cây công nghiệp nhiệt đới.
  • Giải thích:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ:
      • Địa hình: Núi, cao nguyên, đồi thấp.
      • Đất đai: đất feralit đỏ vàng, phù sa cổ.
      • Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi (nên vào mùa đông khí hậu của vùng mang tính cận nhiệt đới, ôn đới trên núi).
    • Tây Nguyên:
      • Địa hình: Các cao nguyên rộng lớn ở các độ cao khác nhau.
      • Đất đai: quan trọng nhất là đất badan với tầng phong hoá sâu tập trung thành vùng rộng.
      • Khí hậu: mang tính cận xích đạo gió mùa phân hoá thành hai mùa mưa, khô rõ rệt; nền nhiệt cao quanh năm.

(Thí sinh có cách trả lời khác nếu đúng và đầy đủ vẫn cho điểm tối đa).

Câu 5: (5,0 điểm)

a. Tính năng suất lúa giai đoạn 1995 – 2012 (đơn vị: tạ/ha)

Công thức: Năng suất = Sản lượng

Diện tích

BSL: Năng suất lúa nước ta giai đoạn 1995 – 2012 (đơn vị: tạ/ha)

Năm

1995

2000

2005

2010

2012

Năng suất

36,9

42,4

48,9

53,4

56,4

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa nước ta trong giai đoạn 1995 – 2012.

* Xử lí số liệu

Công thức tính tốc độ tăng trưởng

Coi năm 1995 là 100%

Tốc độ tăng trưởng năm sau = Số liệu năm sau . 100% / Số liệu năm 1995

BSL: Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1995 – 2012 (đơn vị: %)

Năm

1995

2000

2005

2010

2012

Diện tích

100

113,3

108,3

110,7

114,7

Sản lượng

100

130,3

143,5

160,3

175,2

Năng suất

100

114,9

132,5

144,7

152,8

* Vẽ biểu đồ

- Yêu cầu:

  • Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ đường: Vẽ 3 đường biểu diễn
  • Chính xác về khoảng cách năm.
  • Có chú giải và tên biểu đồ.
  • Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.

(thiếu, sai mỗi ý trừ 0,25 điểm)

c. Nhận xét và giải thích

  • Nhận xét
    • Gđ 1995 – 2012 diện tích, năng suất, sản lượng lúa của nước ta đều tăng song tốc độ tăng không đều.
      • Diện tích tăng 14,7%
      • Năng suất tăng 75,2%
      • Sản lượng tăng 52,8%

=> Năng suất tăng nhanh nhất, diện tích tăng chậm nhất.

  • Giải thích
    • Diện tích tăng do khai hoang, cải tạo đất, tăng vụ
    • Năng suất tăng nhanh do đẩy mạnh thâm canh
    • Sản lượng tăng một phần do mở rộng diện tích, nhưng chủ yếu là do tăng năng suất.
Đánh giá bài viết
1 4.138
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 9

Xem thêm