Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội năm học 2015 - 2016
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10 trường THPT Mỹ Đức A, Hà Nội năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn tập môn Sinh học hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn thi học sinh giỏi môn Sinh hiệu quả.
Đề thi học sinh giỏi lớp 10 THPT tỉnh Hà Tĩnh năm học 2012 - 2013 môn Sinh học - Có đáp án
Đề thi học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn Sinh học lớp 10 năm học 2010 - 2011
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI | KÌ THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 10 THPT Năm học 2015 - 2016 Môn thi: Sinh học Ngày thi: 21 tháng 02 năm 2016 Thời gian làm bài: 120 phút |
Câu I (3 điểm)
- Tại sao nói tế bào là cấp tổ chức cơ bản của cơ thể sống?
- Hãy nêu các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống. Các cấu trúc sau được sắp xếp theo thứ tự cấp độ tổ chức từ thấp đến cao như sau là đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đúng:
ADN → Ti thể → Đàn ong → Con cá → Đồi cọ Vĩnh Phúc.
Câu II (3 điểm)
- Trình bày ngắn gọn về các thành phần tham gia và vai trò của chúng trong quá trình quang hợp.
- Oxi được sinh ra trong quang hợp được vận chuyển qua bao nhiêu lớp màng để ra khỏi tế bào?
Câu III (4 điểm) Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
- Axitnuclêic có mặt trong các bào quan: ti thể, lục lạp, thể gôngi
- Các bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là: lục lạp, không bào lớn, trung thể
- Pha G1 là pha tăng trưởng của tế bào.
- Muốn cho cành chiết mau chóng ra rễ, người ta phải dùng chất kìm hãm phân bào.
Câu IV (3 điểm)
Quan sát ba tế bào được ngâm trong ba dung dịch có nồng độ khác nhau:
- Tế bào 1: thể tích tế bào giảm.
- Tế bào 2: thể tích tế bào tăng.
- Tế bào 3: thể tích tế bào không đổi.
Giải thích các hiện tượng đã xảy ra ở ba tế bào trên.
Câu V (3 điểm)
- Nêu vai trò của prôtêin đối với tế bào và cơ thể?
- Tại sao nói màng sinh chất có cấu trúc khảm động?
Câu VI (4 điểm)
1. Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2298 liên kiết hóa trị nối giữa các nuclêôtit và có hiệu số giữa nuclêôtit loại ađênin với một loại nuclêôtit khác không bổ sung là 6% tổng số nuclêôtit của gen.
a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen?
b. Tính số liên kết hiđrô có trên gen?
2. Ở ruồi giấm, 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh dục đang thực hiện quá trình giảm phân có tất cả 128 nhiễm sắc thể kép. Nhóm tế bào này đang ở kì nào? Tính số lượng tế bào ở thời điểm tương ứng.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 10
Câu I (3 điểm)
1. Tế bào là cấp tổ chức cơ bản của cơ thể sống vì:
- Tất cả các cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.
- Mọi hoạt động sống đều diễn ra trong tế bào.
2. Các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống là: cấp tế bào, cấp cơ thể, cấp quần thể, cấp quần xã và hệ sinh thái.
Sai. Đáp án đúng là:
ADN → Ti thể → Con cá → Đàn ong → Đồi cọ Vĩnh Phúc.
Câu II (3 điểm)
1. Các thành phần tham gia vào quá trình quang hợp và vai trò của chúng:
- Ánh sáng: Cung cấp năng lượng
- Hệ sắc tố quang hợp: hấp thụ và chuyển hóa năng lượng.
- CO2 là nguồn cacbon để tổng hợp chất hữu cơ.
- H2O vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm của quá trình.
2. O2 sinh ra trong quang hợp sẽ đi qua 4 lớp màng để ra khỏi tế bào
- màng Tilacoit.
- màng trong của lục lạp.
- màng ngoài của lục lạp.
- màng sinh chất.
Câu III (4 điểm)
1. Sai, vì thể gongi không chứa axit nucleic
2. Sai, vì tế bào thực vật không có trung thể.
3. Đúng, vì trong pha G1:
- Tế bào gia tăng tế bào chất.
- Hình thành thêm các bào quan.
- Tổng hợp ARN và protein, chuẩn bị tiền chất cho tổng hợp ADN, nhiễm sắc thể.
→ Tế bào tăng kích thước để chuẩn bị phân chia
4. Sai, dùng chất kích thích phân bào, dẫn đến phân bào nhanh, kết hợp phân hóa tế bào.
Câu IV (3 điểm)
- Tế bào 1: Do nồng độ dung dịch cao hơn nồng độ trong tế bào (dung dịch ưu trương), nước từ tế bào sẽ di chuyển ra ngoài môi trường, gây ra hiện tượng co nguyên sinh làm giảm thể tích của tế bào.
- Tế bào 2: Do nồng độ dung dịch thấp hơn nồng độ trong tế bào (dung dịch nhược trương), nước sẽ từ ngoài môi trường di chuyển vào trong tế bào làm tăng thể tích của tế bào.
- Tế bào 3: Do nồng độ dung dịch và nồng độ trong tế bào bằng nhau (dung dịch đẳng trương), lượng nước di chuyển vào và ra bằng nhau làm cho thể tích của tế bào không đổi.
Câu V (3 điểm)
1. Vai trò của prôtêin đối với tế bào và cơ thể:
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết
- Dự trữ các axit amin. Ví dụ: cazêin
- Vận chuyển các chất. Ví dụ: Hêmôglôbin
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: Các kháng thể
- Thu nhận thông tin. Ví dụ: Các thụ thể
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ: Các enzim
2. Màng sinh chất có cấu trúc khảm động vì:
- Màng sinh chất được cấu trúc bởi lớp kép photpholipit và các phân tử protein.
- Cấu trúc khảm là lớp kép phopholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin: trung bình cứ 15 phân tử phopholipit xếp liền nhau được xen bởi 1 phân tử Prôtêin.
- Cấu trúc động là các phân tử phopholipit và Prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho MSC có độ nhớt giống như dầu.
Câu VI (4 điểm)
1. a. Xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen:
Theo bài ra và theo nguyên tắc bổ sung ta có hệ phương trình:
Giải hệ ta được vậy tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen là
b. Tính số liên kết hiđrô có trên gen:
- Tổng số nuclêôtit của gen là: 2298 + 2 = 2300 (nuclêôtit)
- Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
- A = T = 28%. 2300 = 644 (nuclêôtit)
- G = X = 22%. 2300 = 506 (nuclêôtit)
- Số liên kết hiđrô có trên gen là: 644 x 2 + 506 x 3 = 2806 (liên kết)
2. Nhóm tế bào đang thực hiện quá trình giảm phân ở kì
* Kì trung gian, kì đầu I, kì giữa I, kì sau I.
→ Số lượng tế bào 128/8 = 16 (tế bào)
* Kì đầu II, kì giữa II
→ Số lượng tế bào 128/4 = 32 (tế bào)
Chú ý: Thí sinh làm theo cách khác mà đúng đáp số và bản chất vẫn cho đủ điểm.