Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
Chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh, quý thầy cô: Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 2. Hi vọng, với việc ôn tập trên đề thi sẽ hỗ trợ các em nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em thành công!
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 thành phố Hải Dương năm học 2016 - 2017 vòng 1
Đề thi khảo sát học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 Phòng GD&ĐT Tam Đảo, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9 trường THCS Bằng Phúc, Hà Tĩnh năm học 2016 - 2017
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG | ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 2 NĂM HỌC 2016- 2017 MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút. |
Câu 1 (2,0 điểm). Cho hai vật rắn đặc A, B hình lập phương có cạnh a = 20cm, có khối lượng lần lượt là m1 = 12kg và m2 = 6,4kg được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh không giãn ở tâm mỗi vật. Thả hai vật vào bể đựng nước có độ sâu đủ lớn, nước có khối lượng riêng D0 = 1000kg/m3.
a. Mô tả trạng thái của hệ hai vật.
b. Tìm lực căng của dây nối.
c. Lực căng lớn nhất mà sợi dây chịu được là 70N. Kéo từ từ hệ vật lên trên theo phương thẳng đứng với lực kéo đặt vào tâm vật ở trên. Dây bị đứt khi nào?
Câu 2 (2,0 điểm). Cho hai bình nhiệt lượng kế có vỏ cách nhiệt, mỗi bình này chứa một lượng chất lỏng khác nhau ở nhiệt độ ban đầu khác nhau. Người ta dùng một nhiệt kế lần lượt nhúng vào bình 1 rồi vào bình 2 sau đó lặp lại (chờ đến khi cân bằng nhiệt mới rút nhiệt kế ra) khi đó số chỉ của nhiệt kế tương ứng với các lần trên là 800C, 160C, 780C, 190C. Coi như bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường.
a. Số chỉ của nhiệt kế lần nhúng thứ 5 là bao nhiêu?
b. Sau một số rất lớn lần nhúng nhiệt kế theo trật tự như trên thì nhiệt kế chỉ bao nhiêu?
Câu 3 (2,0 điểm).
Cho mạch điện như hình vẽ (hình 1).
Biết r = 3Ω, R2 là một biến trở.
a. Điều chỉnh biến trở R2 để cho công suất trên nó là lớn nhất, khi đó công suất trên R2 bằng 3 lần công suất trên R1. Tìm R1?
b. Thay R2 bằng một bóng đèn thì đèn sáng bình thường, khi đó công suất trên đoạn mạch AB là lớn nhất. Tính công suất và hiệu điện thế định mức của đèn? Biết U = 12V.
Câu 4 (1,5 điểm).
Có 3 đèn Đ1, Đ2 và Đ3 mắc vào nguồn hiệu điện thế U = 15V không đổi qua điện trở r như 2 sơ đồ bên (hình 2a và hình 2b).
Biết đèn Đ1 và Đ2 giống nhau, trong cả 2 sơ đồ cả 3 đèn đều sáng bình thường.
a. Tìm hiệu điện thế định mức đối với mỗi đèn.
b. Với sơ đồ hình 2a, công suất nguồn cung cấp là P = 15W. Xác định công suất định mức của mỗi đèn.
c. Xác định hiệu suất của các cách mắc các bóng đèn. Chọn cách mắc ở sơ đồ nào có lợi hơn? Tại sao?
Xem rằng điện năng tiêu thụ trên các bóng đèn là có ích, còn điện năng tiêu thụ trên điện trở r là vô ích. Bỏ qua điện trở của các dây nối.
Câu 5 (1,0 điểm)
Một điện trở R0 = 10Ω mắc nối tiếp với một tủ sấy điện có điện trở R = 20Ω rồi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Sau một thời gian nhiệt độ của tủ sấy nóng tới nhiệt độ ổn định t1 = 520C. Hỏi nếu mắc thêm một tủ sấy giống như tủ sấy trước và mắc song song với tủ đó thì các tủ sấy sẽ nóng tới nhiệt độ ổn định t2 là bao nhiêu? Coi công suất tỏa nhiệt từ tủ sấy ra môi trường tỉ lệ thuận với độ chênh lệch giữa nhiệt độ của tủ và môi trường. Nhiệt độ của phòng là t0 = 200C.
Câu 6 (1,5 điểm)
Cho các dụng cụ sau: Cốc, cân và bộ quả cân, nước đã biết khối lượng riêng, chất lỏng cần xác định khối lượng riêng. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của chất lỏng trên. (Biết các chất không phản ứng với nhau).
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Vật lý lớp 9
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG | HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 - VÒNG 2 NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút. |