Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 trường THPT Mai Thúc Loan, Hà Tĩnh năm học 2015 - 2016 là đề kiểm tra đầu năm lớp 10 nhằm đánh giá chất lượng học sinh, giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức Địa lý hiệu quả, từ đó bước vào năm học mới một cách đầy tự tin và chủ động.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 10 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2015 - 2016

SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH

Trường THPT Mai Thúc Loan

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI KHẢO SÁT ĐẦU NĂM- NĂM HỌC 2015 – 2016

MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 10

Thời gian: 60' (không kể thời gian giao đề)

Câu I: (3,0 điểm)

Em hãy vẽ sơ đồ theo cách đơn giản nhất thể hiện cấu trúc của Trái Đất? Động đất có nguồn gốc từ đâu?

Câu II: (4,0 điểm)

Trình bày sự dịch chuyển của Mặt Trời giữa hai chí tuyến. Khu vực nào trên Trái Đất có ngày dài 24h?

Câu III: (3,0 điểm)

Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa trong năm? Vì sao Miền Bắc nước ta lạnh hơn Miền Nam?

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Địa lý lớp 10

Câu I (3,0 điểm)

1. Vẽ sơ đồ theo cách đơn giản nhất thể hiện cấu trúc của Trái Đất

  • Vẽ được sơ đồ mang tính sáng tạo đơn giản
  • Thể hiện được 3 lớp cấu trúc Trái Đất
  • Thể hiện được độ dày 3 lớp

2. Nguồn gốc động đất

  • Nguồn gốc động đất là do nội lực: Phân hủy phóng xạ, Phản ứng hóa học, sự dịch chuyển các dòng vật chất do trọng lực...

Câu II (3,0 điểm)

1. Trình bày sự dịch chuyển của Mặt Trời giữa hai chí tuyến.

  • Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.
  • Hiện tượng xảy ra như sau:
    • Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo)
    • Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6
    • Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9
    • Sau ngày 23/9, mặt trời tử xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12
    • Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rối lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến

2. Khu vực nào trên Trái Đất có ngày dài 24h

  • Từ vòng cực trở về 2 cực có ngày dài 24h
  • Ngay tai cực có ngày dài 6 tháng và đêm dài 6 tháng

Câu III (3,0 điểm)

1. Nêu thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa trong năm

  • Mùa xuân: 4-5/2 (lập xuân) đến 5-6/6 (lập hạ)
  • Mùa hạ: 5-6/6 (lập hạ) đến 7-8/8 (lập thu)
  • Mùa thu: 7-8/8 (lập thu) đến 7-8/11 (lập đông)
  • Mùa đông: 7-8/11 (lập đông) đến 4-5/2 (lập xuân)

2. Miền Bắc nước ta lạnh hơn Miền Nam

  • Miền Bắc có vĩ độ cao hơn, góc nhập xạ nhỏ hơn nên lượng nhiệt nhận được ít hơn
  • Miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông bắc (nguyên nhân chính)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 10

    Xem thêm