Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cẩm Văn, Cẩm Giàng năm 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 trường THCS Cẩm Văn, Cẩm Giàng năm 2016 - 2017 là đề kiểm tra đầu năm học nhằm đánh giá chất lượng học tập của học sinh từ lớp 7 lên lớp 8. Tài liệu bao gồm đáp án và đề thi Ngữ văn, giúp các em học sinh tự luyện tập và củng cố kiến thức hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8 phòng GD&ĐT Bình Giang, Hải Dương năm 2014 - 2015

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 8 trường PTDTBT THCS Cán Chu Phìn, Hà Giang năm 2015 - 2016


PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM VĂN
ĐỀ THI KSCL - ĐẦU NĂM
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (2 điểm) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn

Câu 2. (3 điểm)

1. Thế nào là rút gọn câu? Ví dụ

2. Xác định cụm c-v trong câu văn sau và cho biết cụm c-v làm thành phần gì?

Bài phóng sự anh mới viết rất hấp dẫn.

3. Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động theo hai cách.

Chúng em nghiêm chỉnh chấp hành mọi luật lệ giao thông.

Câu 3: (5 điểm) Giải thích ý nghĩa bài ca dao:

Bầu ơi thuơng lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1: HS nêu được

  • Nghệ thuật: Lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp.
  • Nội dung: Văn bản "Sống chết mặc bay" đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm cảm thương cảm trước cảnh "muôn sầu nghìn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.

Mức tối đa (2 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.

Mức chưa tối đa: (1- 0,5 điểm): HS làm được 1/2 ý trên.

Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm lạc đề.

Câu 2: Ý 1; HS nêu đúng khái niệm

Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.

  • Mức tối đa (0,75 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc trả lời sai khái niệm.

HS lấy ví dụ đúng.

  • Mức tối đa (0,25 điểm): HS làm đầy đủ các ý trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc lấy ví dụ sai

Ý 2: Bài phóng sự anh // mới viết / rất hấp dẫn.

CN VN

CN VN

Câu có cụm c-v: "anh // mới viết " làm thành phần phụ ngữ cho cụm danh từ "Bài phóng sự"

  • Mức tối đa (1 điểm): HS làm đúng như trên
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm sai.

ý 3: Chuyển.

Cách 1: Mọi luật lệ giao thông được chúng em nghiêm chỉnh chấp hành.

Cách 2: Mọi luật lệ giao thông nghiêm chỉnh chấp hành.

Hoặc mọi luật lệ giao thông được nghiêm chỉnh chấp hành.

  • Mức tối đa (1 điểm): HS làm đúng như trên
  • Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài hoặc làm sai.

Câu 3:

I. *Tiêu chí về nội dung các phần bài viết (4 điểm):

A. Mở bài.

  • Dẫn dắt vấn đề về tình yêu thương giữa con người với con người trong một dân tộc...
  • Trích bài ca dao

Mức tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận (như trên) hay/ tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo. (0,5 điểm)

Mức chưa tối đa: Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận phù hợp nhưng chưa hay/ còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. (0,25 điểm):

Mức không đạt: Lạc đề/mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không có mở bài. (0 điểm)

B. Thân bài: (3,0 điểm)

b1. HS có nhiều cách giải thích song cơ bản nêu được các ý sau

* Luận điểm 1. Giải thích nghĩa (Nghĩa là gì)

  • Nghĩa đen: bầu bí cùng là một loài cây leo ở trên giàn nhưng giống lại khác nhau........
  • Nghĩa bóng: bầu bí là hình ảnh tượng trưng cho con người, cho các dân tộc trong cùng một đất nước; giàn là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho quê hương đất nước.........
  • Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận,....

=> Bài ca dao cho ta lời khuyên: sống cùng trên một đất nước chúng ta phải biết yêu thương đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

* Luận điểm 2. Vì sao người trong cùng một nước phải biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?

  • Đùm bọc yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
  • Yêu thương là một điều ko thể thiếu trong cuộc sống.
  • Tất cả chúng ta đều là người trong một nước,....... Chúng ta là đồng bào, là anh em một nhà là con của mẹ Âu Cơ, Lạc Long Quân)
  • Yêu thương sẽ tạo ra một sức mạnh kì diệu giúp con người có thể vượt qua mọi khó khăn,..........................
  • Yêu thương, chia sẽ là những đức tính tốt đẹp, giúp hoàn thiện nhân cách của một con người.............................
  • Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp...
    • Thương người...
    • Một con...
    • Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
    • Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
    • Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển

* Luận điểm 3. Biểu hiện của tình yêu thương, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau?

  • Trong gia đình: bố mẹ, ông bà, chị em luôn luôn yêu thương, chăm sóc, bảo vệ nhau
  • Hàng xóm láng giềng giúp đỡ những lúc khó khăn..............
  • Bạn bè: yêu thương giúp đỡ nhau......
  • Trong xã hội: ủng hộ đồng bào lũ lụt, gia đình có hoàn cảnh khó khăn...
  • Tham gia các chương trình quyên góp.............................
  • Mở rộng ra là tình yêu thương đùm bọc cùng nhân loại trên thế giới......................

* Luận điểm 4. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy đạo lý tốt đẹp đó

  • Yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.
  • Sống vì mọi người, ko tính toán, vụ lợi cho bản thân.
  • Tự hoàn thiện bản thân trong cách sống hằng ngày.
  • Phê phán những kẻ ko biết yêu thương mọi người, luôn sống ích kỉ,...

* Liên hệ bản thân.

b2. Biểu điểm:

Mức độ tối đa (điểm 3): Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, văn viết trôi chảy, mạch lạc có cảm xúc, luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý, dẫn chứng chính xác, phong phú, không mắc các lỗi thông thường.

Mức độ chưa tối đa:

  • Điểm 2: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận. Diễn đạt lưu loát, còn vài sai sót nhỏ.
  • Điểm 1: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, dẫn chứng còn nghèo, thiếu sức thuyết phục. Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  • Điểm 0,5-0,25: Bài chưa đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi cơ bản.

Mức không đạt: Lạc đề/ sai cơ bản về kiến thức đưa ra/hoặc không làm bài (0 điểm)

C. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa, giá trị của bài ca dao, nêu suy nghĩ của bản thân.

Mức tối đa: (0,5 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài, liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân. Cách kết bài hay/tạo ấn tượng/ có sự sáng tạo.

Mức chưa tối đa: (0,25 điểm): Học sinh khái quát được vấn đề đã trình bày ở phần thân bài nhưng chưa chặt chẽ, chưa biết liên hệ đến nhận thức và hành động của bản thân.

* Mức không đạt: không có kết bài (0 điểm)

* II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)

1. Hình thức (0,5 điểm)

Học sinh viết được một bài văn với đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); ý được sắp xếp trong thân bài hợp lí, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả.

Luận điểm rõ ràng, phù hợp với luận đề, dẫn chứng và lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.

  • Mức tối đa (0,5 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
  • Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh chưa đảm bảo các yêu cầu nêu trên.
  • Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt, các ý lộn xộn.

2. Sáng tạo (0,25 điểm)

Bài văn viết giàu hình ảnh, bày tỏ suy nghĩ riêng, kiến giải riêng, sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.

Mức không đạt (0 điểm): Bài viết không có tính sáng tạo.

3. Lập luận (0,25 điểm)

Học sinh lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần trong bài; thực hiện tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.

Mức tối đa (0,25 điểm): Đảm bảo các yêu cầu nêu trên.

Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, các ý trùng lặp, lộn xộn.

Lưu ý:

Học sinh có thể trình bày các cách khác nhau nhưng phải có kỹ năng làm bài nghị luận giải thích, biết giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng và điều nhắn nhủ của ông cha qua bài ca dao. Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, ngôn ngữ trong sáng. Khuyến khích những bài sáng tạo, có suy nghĩ sâu sắc, có cảm xúc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 8

    Xem thêm