Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017 là đề kiểm tra đầu năm lớp 12 môn Sinh có đáp án dành cho quý thầy cô, các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, hi vọng sẽ giúp các em ôn tập kiến thức môn Sinh hiệu quả, sẵn sàng cho năm học mới.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 12 trường THPT Phan Văn Trị, Cần Thơ năm học 2016 - 2017

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2016 - 2017

Trường THPT Phan Văn Trị

Tổ Sinh – KTNN

ĐỀ 913

Đề gồm 4 trang

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM 2016 - 2017

MÔN SINH HỌC LỚP 12

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: Cho các thành phần sau:

1. Các nucleotit A,T,G,X. 2. ADN polimeraza. 3. Riboxom.

4. ADN Ligaza. 5. ATP. 6. ADN.

7. Các axit amin tự do. 8. tARN.

Có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp ADN?

A. 4 B. 6 C. 3 D. 5

Câu 2: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

A. Timin B. Uraxin C. Xitozin D. Adenin

Câu 3: Một phân tử mARN ở E. coli có tỉ lệ % các loại nucleotit là: U = 20%, X = 30%, G = 20%. Tỉ lệ % từng loại nucleotit của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là

A. G = X = 25%; A = T = 25% B. G = X = 30%; A = T = 20%

C. G = X = 20%; A = T = 30% D. G = X = 10%; A = T = 40%

Câu 4: Codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A. 5'UGG 3' B. 5'UGX 3' C. 5' UAG 3' D. 5' UAX 3'

Câu 5: Loại enzim nào tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. ARN polimeraza B. Restrictaza

C. ADN polimeraza D. Ligaza

Câu 6: Phân tử tARN mang axit amin foocmin Metionin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticodon) là:

A. 5'AUG 3'. B. 5'UAX 3'. C. 3'AUG 5'. D. 3'UAX 5'.

Câu 7: Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là

A. 1798 B. 1125 C. 2250 D. 3060

Câu 8: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nucleotit và số nucleotit loại X chiếm 22% tổng số nucleotit của gen. Số nucleotit loại T của gen là

A. 644 B. 506 C. 322 D. 480

Câu 9: Gen là một đoạn ADN mang thông tin

A. mã hoá cho 1 chuỗi polipeptit hoặc 1 phân tử ARN.

B. mã hoá các axit amin.

C. qui định cấu trúc của 1 phân tử prôtêin.

D. qui định cơ chế di truyền .

Câu 10: Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:

A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).

B. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).

C. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

D. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).

Câu 11: Trong quá trình tổng hợp các mạch ADN mới, ADN pôlimeraza xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều

A. chiều 3' 5'. B. chiều 5' 3'.

C. cả 2 chiều. D. chiều 5' → 3' hoặc 3' → 5' tùy theo từng mạch khuôn.

Câu 12: Vật liệu di truyền là ADN được truyền lại cho thế hệ sau là nhờ cơ chế

A. tự nhân đôi của ADN. B. phiên mã của ADN.

C. dịch mã trên phân tử mARN. D. phiên mã và dịch mã.

Câu 13: Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch gốc là 3' AGXTTAGXA 5' là

A. 3'AGXUUAGXA5'. B. 3'UXGAAUXGU5'.

C. 5'AGXUUAGXA3'. D. 5'UXGAAUXGU3'

Câu 14: Sự phiên mã diễn ra trên

A. mạch mã gốc có chiều 3' 5'của gen.

B. trên cả 2 mạch của gen.

C. mạch bổ sung có chiều 5'3'của gen.

D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gen.

Câu 15: Quá trình dịch mã bao gồm các giai đoạn nào?

A. Phiên mã và tổng hợp chuỗi polipeptit.

B. Phiên mã và hoạt hóa axit amin.

C. Tổng hợp chuỗi polipeptit và loại bỏ axit amin mở đầu.

D. Hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit.

Câu 16: Quá trình dịch mã sẽ dừng lại khi riboxom

A. tiếp xúc với codon mở đầu.

B. tiếp xúc với codon kết thúc.

C. tiếp xúc với vùng kết thúc nằm sau codon kết thúc.

D. trượt qua hết phân tử mARN.

Câu 17: Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 8 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin là:

A. 15. B. 3. C. 8. D. 6.

Câu 18: Ở tế bào nhân thực, quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở đâu trong tế bào?

A. Tế bào chất B. Riboxom C. Ti thể D. Nhân tế bào

Câu 19: Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN.

C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin.

B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X.

C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là Metiônin.

D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.

Câu 21: Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã là

A. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.

B. thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.

C. đều có sự xúc tác của ADN pôlimeraza.

D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.

Câu 22: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hidro và có 900 nucleotit loại Guanin. Mạch 1 của gen có số nucleotit loại Adenin chiếm 30% và số nucleotit loại Guanin chiếm 10% tổng số nucleotit của mạch. Số nucleotit mỗi loại ở mạch 1 của gen này là:

A. A = 450; T = 150; G = 750; X = 150 B. A = 150; T = 450; G = 750; X = 150

C. A = 750; T = 150; G = 150; X = 150 D. A = 450;T = 150; G = 150; X = 750

Câu 23: Trong quá trình dịch mã

A. tại cùng một thời điểm, trên mỗi mARN thường có một số Riboxom hoạt động được gọi là polixom

B. nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon thể hiện trên toàn bộ các nucleotit của mARN

C. có sự tham gia trực tiếp của ADN, mARN, tARN và rARN.

D. Riboxom dịch chuyển trên mARN theo chiều 3Ꞌ - 5Ꞌ.

Câu 24: Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau: 5'XGA3' mã hóa axit amin acginin; 5'UXG3' và 5'AGX3' cùng mã hóa axit amin Xerin; 5'GXU3' mã hóa axit amin Alanin. Biết trình tự các nucleotit ở một đoạn trên mạch gốc của vùng mã hóa ở một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ là 5'GXT-TXG-XGA-TXG3'. Đoạn gen này mã hóa cho 4 axit amin, theo lí thuyết, trình tự các axit amin tương ứng với quá trình dịch mã là

A. Acginin – Xerin – Alanin – Xerin. B. Xerin – Acginin – Alanin – Acginin.

C. Xerin – Alanin – Xerin – Acginin. D. Acginin – Xerin – Acginin – Xerin.

Câu 25: Một gen có chiều dài 4182 Ao và có 20% Ađênin. Gen nhân đôi 4 lần. Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tự nhân đôi là:

A. G = X = 11070; A = T = 7380 B. G = X = 3600; A = T = 2700

C. G = X = 6435; A = T = 11070 D. G = X = 2700; A = T = 3600

Câu 26: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của ADN tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y.

B. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

C. Enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3Ꞌ - 5Ꞌ

D. Enzim ligaza (enzim nối) nối các đoạn Okazaki thành mạch đơn hoàn chỉnh.

Câu 27: Khi phân tích một axit nucleic người ta thu được thành phần của nó có 40% A, 10% G, 10% X và 40% T. Axit nucleic này là

A. ADN có cấu trúc sợi đơn B. ADN có cấu trúc sợi kép

C. ARN có cấu trúc sợi đơn D. ARN có cấu trúc sợi kép

Câu 28: Trong các cơ chế di truyền sau, có bao nhiêu trường hợp xuất hiện nguyên tắc bổ sung giữa các bazơ nitơ?

1. Nhân đôi ADN. 2. Phiên mã 3. Thụ tinh. 4. Dịch mã.

A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

Câu 29: Một gen có 3000 nucleotit, thực hiện tổng hợp 1 phân tử protein, môi trường nội bào cần phải cung cấp bao nhiêu axit amin?

A. 998. B. 399. C. 499. D. 498.

Câu 30: Cho các phát biểu sau:

  1. mARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở Riboxom.
  2. mARN có cấu tạo mạch thẳng.
  3. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN đều diễn ra trong nhân tế bào, ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào, lúc NST ở dạng dãn xoắn.
  4. tARN có chức năng kết hợp với protein tạo nên Riboxom.
  5. Phân tử rARN và tARN đều có liên kết bổ sung.

Số phát biểu đúng là:

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12

Đáp án đề 913

1D

2B

3A

4C

5A

6D

7C

8A

9A

10B

11B

12A

13D

14A

15D

16B

17C

18D

19C

20C

21D

22D

23A

24D

25A

26C

27B

28D

29C

30D

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 12

    Xem thêm