Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Thanh Tân, Thừa Thiên Huế năm học 2014 - 2015

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học Thanh Tân, Thừa Thiên Huế năm học 2014 - 2015 bao gồm đề thi và hướng dẫn chấm đi kèm, giúp các bạn học sinh mới từ lớp 4 lên lớp 5 ôn tập kiến thức, vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập. Chúc các bạn học tốt.

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học số 1 Trà Sơn, Quảng Ngãi năm học 2014 - 2015

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 5 trường Tiểu học Thanh Tân, Thừa Thiên Huế năm học 2014 - 2015

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN

Họ tên:................................................

Lớp: ...................................................

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM

NĂM HỌC: 2014 - 2015

Tiếng Việt 5

Thời gian làm bài:70 phút

I. ĐỌC HIỂU – ĐỌC TIẾNG:

1/ Đọc hiểu (4 điểm) Em hãy đọc thầm đoạn văn sau và khoanh tròn vào ô trước câu trả lời đúng.

Đàn bò ăn cỏ

Cả đàn bò rống lên sung sướng. “Ò ò”, đàn bò reo lên. Chúng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy.

Con Nâu đứng lại, cả đàn đứng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn, tục uống nhất, cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó ăn đến ngon lành. Con Hoa gần đấy cũng hùng hục ăn không kém… Mẹ và con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn dở hơi chốc chốc lại chạy tới ăn tranh mảnh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm bụi khác.

Đàn bò tràn lên phủ vàng rực cả sườn đồi. Nom những cái mõm ngoạm cỏ sao mà ngon thế.

Hồ Phương (Trích Cỏ Non)

Câu 1. Các từ ngữ diễn tả sự sung sướng của đàn bò:

a. rống, reo, nhảy cỡn b. đàn bò, gặm cỏ, chạy

c. đàn bò, nhảy cỡn, xô nhau d. ngoạm, đàn bò, reo

Câu 2. Tác giả so sánh tiếng gặm cỏ của đàn bò với gì?

a. Tiếng reo của đàn bò b. Tiếng rống của đàn bò

c. Đất ủi d. Một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.

Câu 3. Cụm từ “phủ vàng rực” trong câu “Đàn bò tràn lên phủ vàng rực cả sườn đồi” ý nói:

a. Sườn đồi có cỏ vàng rực

b. Trên sườn đồi lúa chín vàng rực

c. Rất nhiều bò ăn cỏ trên sườn đồi (màu lông của bò làm vàng rực cả sườn đồi)

d. Cả a,b,c đều đúng.

Câu 4. Từ trái nghĩa với từ “sung sướng” là:

a. khổ nạn b. khổ cực c. khổ qua d. quá khổ

Câu 5. Từ trái nghĩa với từ “khổng lồ” là:

a. tí hon b. tí tởn c. một tí d. ông tí

Câu 6. Từ “tranh” trong “tranh ăn” là:

a. ăn cỏ tranh b. giành ăn c. nhường nhịn d. 3 ý trên đều sai

Câu 7. Câu “Chúng nhảy cỡn lên, xô nhau chạy.” là loại câu:

a. Câu hỏi b. Câu khiến c. Câu kể d. Câu cảm

Câu 8. Chủ ngữ của câu “Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một non tằm ăn rỗi khổng lồ.” là cụm từ nào?

a. Tiếng gặm cỏ b. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên

c. Như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ d. Khổng lồ

2/ Đọc thành tiếng (6 điểm) GV cho HS đọc 1 đoạn bất kì trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 2 Tiếng Việt 5 tập 1, và yêu cầu HS trả lời từ 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1/ Chính tả: 5 điểm) Thời gian: 15 phút

2/ Tập làm văn (5 điểm):

Đề: Tả một cây bóng mát, cây ăn quả hoặc cây hoa mà em yêu thích.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Tiếng Việt lớp 5

1/ Đọc hiểu: (4 điểm) Mỗi câu đúng 1 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

a

d

c

b

a

b

c

b

2/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)

- Học sinh đọc trôi chảy đoạn văn, đảm bảo thời gian quy định (5 điểm). Các mức khác tùy theo mức độ đọc của học sinh để đánh giá.

- Trả lời đúng câu hỏi (1 điểm)

3/ Chính tả: (5 điểm)

- Sai 3 lỗi (phụ âm đầu, vần, thanh) trừ 1 điểm

4/ Tập làm văn:

Viết được bài văn tả một cây bóng mát, cây ăn quả hoặc cây hoa mà em yêu thích có bố cục rõ ràng. Có chi tiết thể hiện tình cảm của mình đối với loài cây mình tả. Câu văn trong sáng, gãy gọn, có hình ảnh. Biết sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Chữ viết rõ ràng, không sai lỗi chính tả.

Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên.

Điểm 4: Cơ bản đạt được các yêu cầu trên. Lỗi chính tả, ngữ pháp còn sai 2 - 3 lỗi.

Điểm 3: Nội dung còn hời hợt. Lỗi chính tả ngữ pháp còn sai 4 - 7 lỗi.

Điểm 1- 2: Bài viết còn yếu về nội dung và hình thức.

Bài chính tả Lớp 5:

Hoa sầu đâu

Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 5

    Xem thêm