Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11

Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016 được VnDoc.com sưu tầm và giới thiệu tới quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo. Đề kiểm tra môn Sử có đáp án, hi vọng sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả.

Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Quế Võ 1, Bắc Ninh năm học 2015 - 2016

Đề thi khảo sát chất lượng lần 3 môn Lịch sử lớp 11 trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc năm học 2015 - 2016

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT QUẾ VÕ SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 - NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Lịch sử 11
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu I (3,0 điểm)

Trình bày và nêu nhận xét về những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945). Sự thỏa thuận của các nước Anh, Mĩ, Liên Xô về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng có tác động gì đến khu vực châu Á trong thời kì chiến tranh lạnh?

Câu II (3,0 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy chứng minh thực dân Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam trong các thế lực ngoại xâm ở nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Câu III (2,0 điểm)

Kể tên các hình thức tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập từ năm 1930-1945. Hãy nêu sự hiểu biết của em về Mặt trận Tồ quốc Việt Nam.

Câu IV (2,0 điểm)

Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc trong giai đoạn 1919 đến 1945, em hãy viết một bài luận ngắn không quá 300 từ nêu bật những đóng góp to lớn của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trên.

Đáp án đề thi khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11

Câu I (3,0 điểm)

a) Những quyết định quan trọng của HN

  • Từ 4 - 11/2/1945, Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của 3 nguyên thủ quốc gia (Liên Xô, Mỹ, Anh).
  • Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng:
    • Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
    • Thành lập Liên hợp quốc duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
    • Phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc ở châu Âu và châu Á.

b) Nhận xét

  • Tuy là thỏa thuận của 3 cường quốc nhưng thực chất là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô
  • Những quyết định của hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là "Trật tự hai cực Ianta".

c) Tác động

  • Từ sau CTTG2 đến giữa những năm 70 –XX, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông đều liên quan đến sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ.
  • Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe.
  • Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): 9/1950 quân đội Mĩ đổ bộ và Triều Tiên. Tháng 10/1950 quân đội Trung Quốc tiến vào Triều Tiên "kháng Mĩ viên Triều" đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe, không phân thắng bại.
  • Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954-1975): Mĩ xâm lược Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân VN cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất.

Câu II (3,0 điểm)

a) Tình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám.

→ Hoàn cảnh "ngàn cân treo sợi tóc": ngoại xâm, nội phản; nạn đói, nạn dốt, tài chính... ngoại xâm là khó khăn lớn nhất.

b) Các thế lực ngoại xâm

  • Trung Hoa Dân quốc: 20 vạn THDQ kéo vào MB nước ta + tay sai phản động với âm mưu cướp chính quyền nước ta. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của THDQ là lực lượng CM- ĐCSTQ phát triển khả năng ở lại VN lâu dài là khó không phải kẻ thù nguy hiểm nhất.
  • Đế quốc Mĩ: hậu thuận cho THDQ để chiếm nước ta.Nhưng khó khăn của Mĩ là đang tập trung đối phó ở Châu Âu và TQ nên không có điều kiện can thiệp vào Đông Dương.
  • Thực dân Anh: vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào dọn dường cho Pháp xâm lược lại VN. Tuy nhiên, Anh đang tập trung lực lượng đối phó với phong trào CM ở các nước thuộc địa. Anh can thiệp trực trực tiếp lâu dài ở VN là không thể.
  • Nhật Bản: dù 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, một số theo lệnh Anh dọn đường cho Pháp xâm lược Việt Nam nhưng Nhật là nước bại trận nên không đủ điều kiện...

→ Dù các nước trên đều có âm mưu chống phá CM VN nhưng mỗi nước đều có khó khăn riêng, việc chiếm và can thiệp lâu dài VN là không thể → không phải kẻ thù chính nhân dân VN

c) Thực dân Pháp

  • Dã tâm: ý chí thực dân, tư duy, hành động..
  • Được sự hỗ trợ dung dưỡng Anh, THDQ → điều kiện thuận lợi
  • 23/9/1945 P nổ súng đánh chiến Nam Bộ - xâm lược VN lần 2

→ Pháp là kẻ thù chính

Câu III (2,0 điểm)

a) Kể tên

  • Hội đồng minh phản đế Đông Dương- 18/1/1930
  • Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương – 7/1936 3/1938: Mặt trận Dân chủ Đông Dương
  • Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương- 11/1939
  • Mặt trận Việt Minh -19/5/1941

b) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

  • Ngày 10.9.1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời với mục đích đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, đấu tranh đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
  • Sau khi cả nước đã được độc lập, sự thống nhất và toàn vẹn của một quốc gia đòi hỏi hợp nhất 3 tổ chức Mặt trận. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp từ 31-1 đến 4-2-1977 tại thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất ba tổ chức Mặt trận ở hai miền Nam Bắc nước ta thành một tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất duy nhất lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống nhất ý chí của tất cả các tổ chức của các giai tầng trong xã hội, các cá nhân tiêu biểu của các dân tộc, tôn giáo, tầng lớp, các vị lãnh đạo tiêu biểu cho ý chí đoàn kết của dân tộc, luôn phấn đấu xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh
  • Hiện nay,đồng chí Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc

* Lưu ý: Phần liên hệ thực tế tùy theo sự hiểu biết của thí sinh – ý tương tự giám khảo cho điểm.

Câu IV (2,0 điểm)

  • Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường Cách mạng vô sản;
  • Thành lập chính đảng của giai cấp công nhân: Đảng Cộng sản Việt Nam;
  • Lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám 1945;
  • Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 2.9.1945
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng