Đề thi thử Đại học môn Lý năm 2015 trường PTTH Hoàng Lệ Kha
VnDoc xin giới thiệu đến các bạn Đề thi thử Đại học môn Lý trường PTTH Hoàng Lệ Kha, Thanh Hóa nhằm giúp các bạn có thể làm đề thi đại học môn Lý, luyện đề thi thử đại học môn Lý nhiều hơn với nguồn đề thi phong phú và chất lượng cuar VnDoc, có được sự chuẩn bị tôt nhất cho kì thi Đại học sắp tới.
Thi thử Đại học môn lý
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA (Đề thi có 4 trang) | ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Dao động tự do là dao động có
A. chu kì không phụ thuộc vào đặc tính của hệ.
B. chu kì không phụ thuộc vào đặc tính của hệ và không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
C. chu kì phụ thuộc vào đặc tính của hệ và phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
D. chu kì không phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài.
Câu 2: Tìm phát biểu đúng cho dao động của quả lắc đồng hồ:
A. Nhiệt độ giảm xuống thì chu kỳ dao động giảm xuống.
B. Nhiệt độ tăng lên thì đồng hồ quả lắc chạy nhanh lên.
C. Nhiệt độ tăng lên thì tần số dao động tăng lên theo.
D. Nhiệt độ giảm xuống thì tần số dao động giảm xuống.
Câu 3: Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con
lắc
A. giảm đi 4 lần B. tăng lên 2 lần C. giảm đi 2 lần D. tăng lên 4 lần
Câu 4: Khi hai ca sĩ cùng hát một câu ở cùng một độ cao, ta vẫn phân biệt được giọng hát của từng người
là do
A. tần số và cường độ âm khác nhau. B. tần số và biên độ âm khác nhau.
C. biên độ và cường độ âm khác nhau. D. tần số và năng lượng âm khác nhau.
Câu 5: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng
100g đang đứng yên, lò xo không biến dạng. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bắn vào quả cầu A dọc
theo trục lò xo với vận tốc có độ lớn 1m/s; va chạm giữa hai quả cầu là đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát
giữa A và mặt phẳng đỡ là = 0,1, lấy g = 10m/s2
. Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là
A. 5 cm B. 4,525 cm. C. 4,756 cm. D. 3,759 cm
Câu 6: Một sợi dây đàn hồi hai đầu cố định đươc kích thích dao động với tần số không đổi. Khi lực căng
sợi dây là 2,5 N thì trên dây có sóng dừng, tăng dần lực căng đến giá trị 3,6 N thì thấy xuất hiện sóng
dừng lần tiếp theo. Biết tốc độ truyền sóng trên dây tỉ lệ căn bậc hai giá trị lực căng của sợi dây. Lực căng
lớn nhất để trên dây xuất hiện sóng dừng là
A. 90 N B. 15 N C. 18 N D. 130 N
Câu 7: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng 90 N/m và vật có khối lượng 100g. Kích
thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Biết trong quá trình dao động lò xo có độ nén
cực đại là 2cm, độ dãn cực đại là 10cm. Vận tốc cực đại của vật bằng
A. 18 m/s B. 180 cm/s C. 120 cm/s D. 360 cm/s