Đề thi - Đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2015
Đề thi và Đáp án chính thức THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2015
VnDoc.com xin gửi đến các bạn Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, nhằm giúp các bạn ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT Quốc gia môn Lý hiệu quả. Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, đề thi THPT Quốc gia môn Lý năm 2016 sẽ có cấu trúc không khác nhiều so với năm 2015. Mời các bạn tham khảo.
Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016
Đề thi minh họa và đáp án kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý
Đáp án - Đề thi chính thức THPT Quốc gia môn Toán năm 2016
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 3
Đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 05 trang) | KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 138
Họ và tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:................................................................................
Câu 1: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acosωt. Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là:
A. mωA² B. mωA²/2 C. mω²A² D.mω²A²/2
Câu 2: Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 5cos(ωt + 0,5π) (cm). Pha ban đầu của dao động là
A. π. B. 0,5π. C. 0,25π. D. 1,5π.
Câu 3: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là
A. T = π√(LC). B. T = √(2πLC). C. T = √(LC). D. T = 2π√(LC).
Câu 4: Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là
A. 2 cm. B. 6 cm. C. 3 cm. D. 12 cm.
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là:
A. 2π√(m/k) B. 2π√(k/m) C. √(m/k) D. √(k/m)
Câu 6: Ở Việt Nam, mạng điện dân dụng một pha có điện áp hiệu dụng là:
A. 220√2 V. B. 100 V. C. 220 V. D. 100√2 V.
Câu 7: Quang điện trở có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiện tượng
A. quang − phát quang. B. quang điện ngoài.
C. quang điện trong. D. nhiệt điện.
Câu 8: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức đúng là:
A. v = λf. B. v = λ/f C. v = f/λ D. v = 2πfλ.
Câu 9: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng.
C. trùng với phương truyền sóng. D. vuông góc với phương truyền sóng.
Câu 10: Sóng điện từ
A. là sóng dọc và truyền được trong chân không.
B. là sóng ngang và truyền được trong chân không.
C. là sóng dọc và không truyền được trong chân không.
D. là sóng ngang và không truyền được trong chân không.
Câu 11: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx) (cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng:
A. 15 Hz. B. 10 Hz. C. 5 Hz. D. 20 Hz.
Câu 12: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đó có tần số càng lớn.
B. Năng lượng của phôtôn giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.
C. Phôtôn tồn tại trong cả trạng thái đứng yên và trạng thái chuyển động.
D. Năng lượng của mọi loại phôtôn đều bằng nhau.
Câu 13: Hạt nhân càng bền vững khi có
A. năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. số prôtôn càng lớn.
C. số nuclôn càng lớn. D. năng lượng liên kết càng lớn.
Câu 14: Cường độ dòng điện i = 2cos100πt (A) có pha tại thời điểm t là
A. 50πt. B. 100πt. C. 0. D. 70πt.
Câu 15: Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng:
A. 0,25π. B. 1,25π. C. 0,50π. D. 0,75π.
Câu 16: Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là 6,625.10−19J. Biết h = 6,625.10−34 J.s, c = 3.108 m/s. Giới hạn quang điện của kim loại này là:
A. 300 nm. B. 350 nm. C. 360 nm. D. 260 nm.
Câu 17: Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bước sóng của tia hồng ngoại lớn hơn bước sóng của tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều gây ra hiện tượng quang điện đối với mọi kim loại.
C. Một vật bị nung nóng phát ra tia tử ngoại, khi đó vật không phát ra tia hồng ngoại.
D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều làm ion hóa mạnh các chất khí.
Câu 18: Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch tối nằm trên nền màu của quang phổ liên tục.
B. Quang phổ vạch phát xạ của một nguyên tố là một hệ thống những vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
C. Quang phổ vạch phát xạ do chất rắn hoặc chất lỏng phát ra khi bị nung nóng.
D. Trong quang phổ vạch phát xạ của hiđrô, ở vùng ánh sáng nhìn thấy có bốn vạch đặc trưng là vạch đỏ, vạch cam, vạch chàm và vạch tím.
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015
1. D | 2. B | 3. D | 4. B | 5. D | 6. C | 7. C | 8. A | 9. C | 10. B |
11. B | 12. A | 13. A | 14. B | 15. A | 16. A | 17. A | 18. B | 19. C | 20. D |
21. A | 22. A | 23. B | 24. D | 25. D | 26. D | 27. A | 28. D | 29. C | 30. D |
31. D | 32. D | 33. C | 34. B | 35. D | 36. B | 37. C | 38. B | 39. C | 40. A |
41. B | 42. C | 43. A | 44. D | 45. B | 46. C | 47. D | 48. A | 49. C | 50. C |
Chú ý: Theo quyết định của Bộ, Riêng đối với câu 44 mã đề thi 274, câu 43 mã đề thi 138, câu 50 mã đề thi 426, câu 41 mã đề thi 841, câu 43 mã đề thi 682, câu 43 mã đề thi 935, tất cả thí sinh đều được điểm tuyệt đối 0,2 điểm. Thang điểm các câu còn lại không thay đổi, điểm tối đa toàn bài thi môn Vật lý vẫn là 10.
Mời các bạn cùng tham khảo các đề thi thử được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải: