Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 4

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 4 gồm nhiều đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, những bạn chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng khối A, mời các bạn tham khảo.

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý có đáp án

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý trường THPT Gia Lộc, Hải Dương

Câu 1: Một động cơ điện xoay chiều hoạt động bình thường với điện áp hiệu dụng 220V và dòng điện hiệu dụng bằng 0,5A. Nếu công suất tỏa nhiệt trên dây cuốn là 8,8W (bỏ qua các hao phí khác), hệ số công suất của động cơ bằng 0,8 thì hiệu suất của động cơ là:

A. 98% B. 86% C. 95% D. 90%

Câu 2: Trong dao động điều hòa độ lớn gia tốc của vật:

A. tăng khi độ lớn của vận tốc tăng.
B. không thay đổi.
C. giảm khi độ lớn của vận tốc tăng.
D. tăng hay giảm tùy thuộc vào vận tốc đầu lớn hay nhỏ.

Câu 3: Khi nói về đồ thị sóng, điều nào sau đây là sai:

A. Đường sin không gian có chu kì bằng chu kì T của nguồn.
B. Đường sin thời gian của một điểm là đồ thị dao động của điểm đó.
C. Đường sin không gian ở một thời điểm biểu thị hình dạng môi trường ở thời điểm đó.
D. Đường sin thời gian được bắt đầu từ thời điểm to = d/v với d là khoảng cách từ phần tử dao động tới nguồn.

Câu 4: Nhận xét không đúng về tia tử ngoại là:

A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh và nước hấp thụ mạnh.
C. Hồ quang điện, đèn thuỷ ngân và những vật bị nung nóng trên 30000C đều là những nguồn phát ra tia tử ngoại .
D. Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý trường THPT Nam Phù Cừ, Hưng Yên

Câu 1: Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên

A. hiện tượng quang điện. B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. từ trường quay. D. hiện tượng tự cảm.

Câu 3: Một sóng lan truyền trên mặt nước với bước sóng 10cm. Hai điểm M và N luôn dao động vuông pha với nhau thì khoảng cách giữa chúng theo phương truyền sóng là:

A. 10k + 5 cm (k ϵ Z) B. 5k + 2,5 cm (k ϵ Z)
C. k + 0,5 cm (k ϵ Z) D. 10k cm (k ϵ Z)

Câu 4: Ang ten sử dụng một mạch dao động LC lý tưởng để thu sóng điện từ, trong đó cuộn dây có L không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng. xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 = 1F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 4,5 V. Khi điện dung của tụ điện C2 = 9F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là

A. E2 = 1,5 V B. E2 = 2,25 V C. E2 = 13,5 V D. E2 = 9 V

Câu 5: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ là 2m/s. Biết khoảng thời gian hai lần liên tiếp sóng cùng pha là 0,5s. Bước sóng là

A. 100cm. B. 50cm. C. 1cm. D. 4m.

Câu 6: Thực hiện giao thoa Iâng bằng ánh sáng có bước sóng là bằng hai khe cách nhau 2mm. Hình ảnh vân giao thoa được quan sát trên màn M cách hai khe là 4m. Số vân sáng quan sát được trên đoạn từ vị trí P với đến vị trí Q với là:

A. 3 vân. B. 5 vân. C. 6 vân. D. 7 vân.

Câu 7: Bốn con lắc đơn cùng khối lượng, treo vào một toa tàu chạy với tốc độ 36 km/h. Chiều dài bốn con lắc lần lượt là l1 = 38cm, l2 = 39cm, l3 = 40cm, l4 = 41cm. Lấy g = 9.80665 m/s2 và π = 3,14. Chiều dài mỗi thanh ray 12,5m, ở chỗ nối hai thanh ray có một khe hở hẹp, coi lực cản như nhau. Con lắc sẽ dao động với biên độ lớn nhất ứng với con lắc có chiều dài là

A. l3. B. l1. C. l2 . D. l4.
Câu 8: Một thang máy chuyển động nhanh dần với gia tốc a nhỏ hơn gia tốc của trọng trường g = 10m/s2 tại nơi đặt thang máy. Trong thang máy có con lắc đơn dao động điều hòa. Chu kì dao động của con lắc khi thang máy chuyển động giảm 7% so với chu kì dao động của con lắc khi thang máy đứng yên. Véc tơ gia tốc của thang máy

A. hướng thẳng đứng xuống và có độ lớn là 0,108 m/s2.
B. hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn là 1,562 m/s2.
C. hướng thẳng đứng xuống và có độ lớn là 0,1562 m/s2.
D. hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn là 1,08 m/s2.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lí trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2

ĐỀ 128

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1

NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: VẬT LÍ

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Cơ năng của một vật dđđh

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 2: Một CLLX treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là

A. 4/15 s. B. 7/30 s. C. 3/10 s D. 1/30 s.

Câu 3: Cho hai dđđh cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và có các pha ban đầu là π/3 và -π/6. Pha ban đầu của dao động tổng hợp hai dao động trên bằng

A. -π/2 B. π/4. C. π/6. D. π/12.

Câu 4: Một vật dđđh có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm t bằng

A. T/6 B. T/4 C. T/8 D. T/2

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.
B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.
C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.
D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 6: Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dđđh. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và 2√3 m/s2. Biên độ dao động của viên bi là

A. 16cm. B. 4 cm. C. 4√3cm. D. 10√3cm.

Câu 7: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dđđh. Trong khoảng thời gian t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. 144 cm. B. 60 cm. C. 80 cm. D. 100 cm.

Câu 8: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 9: Một vật dđđh có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14 . Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là

A. 20 cm/s. B. 10 cm/s. C. 0. D. 15 cm/s.

(Còn tiếp)

Chi tiết: Đề thi thử Trung học phổ thông quốc gia môn Vật lý trường THPT Cù Huy Cận - Hà Tĩnh

SỞ GD - ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT CÙ HUY CẬN

(Đề thi gồm 06 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

LẦN I NĂM 2015

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian làm bài:90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................

Câu 6: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau 8cm dao động theo phương trình u = acos20πt (mm). Biết biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền, điểm gần nhất cùng pha với các nguồn nằm trên đường trung trực của S1S2 cách trung điểm O của S1S2 đoạn 3 cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. 50 cm/s. B. 40 cm/s. C. 30 cm/s D. 20 cm/s.

Câu 8: Trong các phương trình sau, phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa ?

A. x = 3 sin 5 πt + 3 cos5 πt (cm) B. x = 2 sin(2 πt + π /6) (cm)

C. x = 5 cos (πt + 1) (cm) D. x = 3t sin (100 πt + π/6 ) (cm)

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm