Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Hậu Lộc 2, Thanh Hóa gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, giúp các bạn tổng hợp kiến thức môn lý, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi quốc gia sắp tới.

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THANH HÓA

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2
ĐỀ 128
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn: VẬT LÍ
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Cơ năng của một vật dđđh

A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 2: Một CLLX treo thẳng đứng. Kích thích cho con lắc dđđh theo phương thẳng đứng. Chu kì và biên độ dao động của con lắc lần lượt là 0,4 s và 8 cm. Chọn trục x’x thẳng đứng chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 và π2 = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là

A. 4/15 s. B. 7/30 s. C. 3/10 s D. 1/30 s.

Câu 3: Cho hai dđđh cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và có các pha ban đầu là π/3 và -π/6. Pha ban đầu của dao động tổng hợp hai dao động trên bằng

A. -π/2 B. π/4. C. π/6. D. π/12.

Câu 4: Một vật dđđh có chu kì là T. Nếu chọn gốc thời gian t = 0 lúc vật qua vị trí cân bằng, thì trong nửa chu kì đầu tiên, vận tốc của vật bằng không ở thời điểm t bằng

A. T/6 B. T/4 C. T/8 D. T/2

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản của môi trường)?

A. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

C. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực căng của dây.

D. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

Câu 6: Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 20 N/m và viên bi có khối lượng 0,2 kg dđđh. Tại thời điểm t, vận tốc và gia tốc của viên bi lần lượt là 20 cm/s và 2√3 m/s2. Biên độ dao động của viên bi là

A. 16cm. B. 4 cm. C. 4√3cm. D. 10√3cm.

Câu 7: Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dđđh. Trong khoảng thời gian t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian Δt ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là

A. 144 cm. B. 60 cm. C. 80 cm. D. 100 cm.

Câu 8: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 9: Một vật dđđh có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14 . Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là

A. 20 cm/s. B. 10 cm/s. C. 0. D. 15 cm/s.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm