Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 5

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật Lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 5 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm nhiều đề thi thử của các trường THPT có đáp án đi kèm, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Lý hiệu quả.

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

41 chuyên đề luyện thi đại học Vật lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Toán

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học

Đề thi thử Đại học môn Lý có đáp án

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Đề 1

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

Môn: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..............................Số báo danh:..............................

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; khối lượng electron m = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; gia tốc trọng trường g = 10 m/s2.

Câu 1: Điện năng từ một trạm phát điện được đưa đến một khu tái định cư bằng đường dây truyền tải một pha. Cho biết, nếu điện áp tại đầu truyền đi tăng từ U lên 2U thì số hộ dân được trạm cung cấp đủ điện năng tăng từ 120 lên 144. Cho rằng chỉ tính đến hao phí trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các hộ dân đều như nhau, công suất của trạm phát không đổi và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng nhau. Tính số hộ dân mà trạm phát này cung cấp đủ điện năng khi điện áp truyền đi là 4U:

A. 160 B. 155 C. 150 D. 145

Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong 4s là

A. 64 cm B. 8 cm C. 16 cm D. 32 cm

Câu 3: Ở bề mặt chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1, S2 cách nhau a = 20 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình là u1 = u2 = 2.cos(40.πt) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Xét các điểm trên mặt chất lỏng thuộc đường tròn tâm S1, bán kính là a thì điểm nằm trên đường tròn dao động với biên độ cực đại cách S2 một đoạn xa nhất là:

A. 20 cm. B. 40 cm. C. 28 cm. D. 36 cm.

Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Young, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,75μm, biết S1S2 = a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 và vân sáng bậc 3 ở cùng bên so với vân trung tâm là

A. 3mm B. 2,5mm C. 4,5mm D. 2mm

Câu 5: Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu tần số 1000Hz. Tại điểm M cách nguồn một khoảng 2m có mức cường độ âm là 80dB. Tại điểm N cách nguồn âm 20m có mức cường độ âm là

A. 40dB B. 60dB C. 70dB D. 50 dB

Câu 6: Gọi T là chu kỳ bán rã của đồng vị phóng xạ. Lúc đầu có N0 hạt nhân đồng vị này thì sau thời gian 3T thì số hạt nhân còn lại là

A. 12,5% số hạt nhân ban đầu B. 75% số hạt nhân ban đầu

C. 50% số hạt nhân ban đầu D. 25% số hạt nhân ban đầu

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Bước sóng của sóng cơ do một nguồn phát ra phụ thuộc vào bản chất môi trường, còn chu kỳ không phụ thuộc.

B. Trong sóng cơ học chỉ có trạng thái dao động, tức là pha dao động được truyền đi, còn bản thân các phần tử môi trường thì dao động tại chỗ.

C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.

D. Cũng như sóng điện từ, sóng cơ lan truyền được cả trong môi trường vật chất lẫn trong chân không.

Câu 8: Một con lắc đơn dao động điều hoà với biên độ góc α0 = 0,1 rad tại nơi có g = 10m/s2. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí có li độ dài s = 8√3 cm với vận tốc v = 20 cm/s. Độ lớn gia tốc của vật khi nó đi qua vị trí có li độ 8 cm là

A. 0,07 m/s2. B. 0,5 m/s2. C. 0,075m/s2. D. 0,506 m/s2.

Câu 9: Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức: u = 100√2cos(100πt - π/2)V, i = 10√2cos(100πt - π/4)A, Hai phần tử đó là

A. R và C B. R và L C. L và C D. Không xác định được

Câu 10: Cho mạch LC lí tưởng có L = 0,1H và tụ điện có C = 10 μF. Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A, tính hiệu điện thế cực đại của tụ điện.

A. 2√5V B. 4V C. 5√2 V D. 5V

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý - Đề 2

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀM LONG

Đề gồm 5 trang,
50 câu trắc nghiệm

ĐỀ KHẢO SÁT LẦN II MÔN: VẬT LÍ 12

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. Một con lắc lò xo dao động với phương trình x = 6cos(20πt) cm. Xác định chu kỳ, tần số dao động của chất điểm.

A. f =10Hz; T= 0,1s B. f =1Hz; T= 1s
C. f =100Hz; T= 0,01s D. f =5Hz; T= 0,2s

Câu 2. Trong dao động điều hòa li độ x, vận tốc v, gia tốc a biến thiên điều hoà theo thời gian nhưng có cùng:

A. Pha ban đầu. B. Pha dao động.
C. Biên độ dao động. D. Chu kì và tần số dao động.

Câu 3. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:

A. với tần số bằng tần số dao động riêng
B. mà không chịu ngoại lực tác dụng
C. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng
D. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng

Câu 4. Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng 400g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là:

A. 0,2 s B. 0,6 s C. 0,4 s D. 0,8 s

Câu 5. Một con lắc lò xo gồm một quả cầu m = 100g dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = 2cos(10πt - π/3)cm. Lấy π2 = 10. Độ lớn lực hồi phục cực đại là:

A. 4N B. 6N C. 2N D. 1N

Câu 6. Vật nặng dao động điều hòa với ω = 10√5 rad/s. Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí cân bằng của vật. Biết rằng tại thời điểm ban đầu vật đi qua li độ x = 2cm với vận tốc v = 20√15 cm/s. Phương trình dao động của vật là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn lý có đáp án

Câu 7. Tại 1 nơi, chu kì dao động điều hoà của con lắc đơn tỉ lệ thuận với:

A. gia tốc trọng trường B. căn bậc hai gia tốc trọng trường
C. chiều dài con lắc D. căn bậc hai chiều dài con lắc

Câu 8. Hai dao động điều hoà cùng phương có các phương trình lần lượt là x1 = 4cos100t (cm) và x2 = 3cos(100t + π/2) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động đó có biên độ là:

A. 5cm B. 3,5cm C. 1cm D. 7cm

Câu 9. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chiều dài của quỹ đạo là 20,0cm. Biết lò xo có độ cứng 200N/m. Cơ năng của con lắc là:

A. 2,5J B. 2,0J C. 1,5J D. 1,0J

Câu 10. Một con lắc lò xo khối lượng m, lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với biên độ A. Năng lượng dao động của nó là:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn lý có đáp án

(Còn tiếp)

Đề thi thử Đại học môn Lý có đáp án - Đề 3

TRƯỜNG ĐHKH TỰ NHIÊN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN
.............o0o.............

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC
Môn: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút; không kể giao đề
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề 357

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Họ và tên thí sinh:....................................................................... SBD:.........................

Câu 1: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích 20 cm² gồm 1000 vòng quay đều với tần số góc 3000 vong/phút quanh một trục cố định nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều B = 1 T, vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung. Ban đầu vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ưng từ một góc π/3. Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức

A. e = 200π cos(100πt - π/6) V. B. e = 100π cos(100πt + π/3) V.
C. e = 200π cos(100πt + π/6) V. D. e = 100π cos(100πt - π/3) V.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa với tần số f = 5 Hz. Tại thời điểm t1 vật có động năng bằng 3 lần thế năng. Tại thời điểm t2 = t1 + 1/30s thì động năng của vật:
A. bằng 1/3 lần thế năng hoặc bằng cơ năng. B. bằng 3 lần thế năng hoặc bằng cơ năng.
C. bằng 3 lần thế năng hoặc bằng không. D. bằng 1/3 lần thế năng hoặc bằng không

Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ, nguồn có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 1Ω, tụ có điện dung C = 100μF, cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,2H và điện trở R0 = 5Ω; điện trở R = 18Ω. Ban đầu K đóng, khi trạng thái trong mạch đã ổn định người ta ngắt khóa K. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R trong thời gian từ khi ngắt K đến khi dao động trong mạch tắt hoàn toàn? (Bỏ qua mất mát năng lượng do bức xạ điện từ).

A. 28,45 mJ. B. 5,175 mJ.
C. 25 mJ. D. 24,74 mJ.

Câu 4: Khi nói về sóng âm, điều nào sau đây là Sai?

A. Trong chất rắn, sóng âm có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc.
B. Có thể chuyển dao động âm thành dao động điện và dùng dao động kí điện tử để khảo sát dao động âm.
C. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
D. Khi một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số fo thì sẽ đồng thời phát ra các họa âm có tần số bằng số nguyên lần fo.

Câu 5: Đoạn mạch AB gồm hai hộp đen X, Y mắc nối tiếp, trong mỗi hộp chỉ chứa một linh kiện thuộc loại điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch AB một điện áp u=100√2 cos2πft (V) với f thay đổi được. Khi điều chỉnh tần số đến giá trị f0 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu hộp X và Y lần lượt là UX = 200V và UY = 1003V. Sau đó bắt đầu tăng f thì công suất của mạch tăng. Hệ số công suất của đoạn mạch AB lúc có tần số có giá trị fo là:

A. 1/2. B. 0,5. C. 3/2 . D. 1

Câu 6: Khi nói về một vật đang dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động về phía vị trí cân bằng.
B. Vectơ gia tốc của vật luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.
C. Vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của vật cùng chiều nhau khi vật chuyển động ra xa vị trí cân bằng.
D. Vectơ gia tốc của vật đổi chiều khi vật có li độ cực đại.

Câu 7: Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 40 N/m và vật nặng khối lượng m = 400 g. Từ vị trí cân bằng kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa. Sau khi thả vật 7π/30 s thì đột ngột điểm chính giữa của lò xo. Biên độ dao động của vật sau khi giữ lò xo là:

A. 27 cm. B. 26 cm. C. 42 cm. D. 25cm.

Câu 8: Hai tấm kim loại A, B hình tròn được đặt gần nhau, đối diện và cách điện nhau. A được nối với cực âm và B được nối với cực dương của một nguồn điện một chiều. Để làm bứt các e từ mặt trong của tấm A, người ta chiếu chùm bức xạ đơn sắc công suất 4,9mW mà mỗi photon có năng lượng 9,8.10-19 J vào mặt trong của tấm A này. Biết rằng cứ 100 photon chiếu vào A thì có 1 e quang điện bị bứt ra. Một số e này chuyển động đến B để tạo ra dòng điện qua nguồn có cường độ 1,6μA. Phần trăm e quang điện bứt ra khỏi A không đến được B là:

A. 30%. B. 20%. C. 70%. D. 80%.

Câu 9: Chiết suất của môi trường trong suốt đối với các bức xạ điện từ

A. đối với tia hồng ngoại lớn hơn chiết suất của nó đối với tia tử ngoại.
B. giảm dần từ màu tím đến màu đỏ.
C. giảm dần từ màu đỏ đến màu tím.
D. có bước sóng khác nhau đi qua có cùng một giá trị.

Câu 10: Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở những điểm nào sau đây?

A. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.
B. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.
C. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.
D. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

(Còn tiếp)

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 - Đề 4

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

(Đề thi có: 06 trang)

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Mã đề 105

Họ và tên:………………………………….Số báo danh:…………

(Thí sinh không ược sử dụng tài liệu)

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; 1uc² = 931,5 MeV.

Câu 1: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm vào catot của 1 tế bào quang điện có công thoát A= 1,8eV. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = -10V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là:

A. 16,75.105m/s và 18,87.105m/s B. 18,87.105m/s và 18,75.105m/s
C. 18,75.105 m/s và 18,87.105 m/s D. 18,75.105m/s và 19,00.105m/s

Câu 2: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương trình uA = acosωt và uB = acos(ωt + φ). Biết điểm không dao động gần trung điểm của AB nhất và cách trung điểm một đoạn bằng 1/3 bước sóng.Tìm φ.

A. π/3 B. π/6 C. 2π/3 D. 4π/3

Câu 3: Cho đoạn mạch điện xoay chiều AB như hình vẽ. Khi mắc vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều tần số f1 = 40Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch AM là 0,6 còn của cả mạch AB là 0,8 và cường độ dòng điện sớm pha so với điện áp hai đầu mạch. Hỏi ở tần số f2 là bao nhiêu thì hệ số công suất của cả mạch AB đạt giá trị cực đại.

A. 80Hz B. 60Hz C. 30Hz D. 50Hz

Câu 4: Vật m = 300g gắn với vật m’ = 200g ở dưới và được treo vào lò xo thẳng đứng có độ cứng 50 N/m, lấy g=10m/s². Nâng nhẹ hệ vật đến vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ cho hệ dao động, khi qua vị trí cân bằng thì vật m’ tự động bị tách khỏi vật m. Tỉ số giữa lực đàn hồi của lò xo và trọng lực khi vật m xuống vị trí thấp nhất có giá trị bằng?

A. 2,45 B. 2,67 C. 1,25 D. 2

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2,5m; a = 1mm; λ = 0,6µm. Bề rộng trường giao thoa đo được là 12,5mm. Số vân quan sát được trên màn là:

A. 8 B. 15 C. 17 D. 9

Câu 6: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = A.cos(ωt). Tỉ số giữa tốc độ trung bình và vận tốc trung bình của vật sau khoảng thời gian 3T/4 đầu tiên kể từ lúc bắt đầu dao động là:

A. 1/3 B. 2 C. 1/2 D. 3

Câu 7: Trong hiện tượng sóng dừng trên dây, sóng có bước sóng λ và biên độ bụng sóng bằng 4mm. Hai điểm A và B nằm trên hai bó sóng khác nhau có phương trình lần lượt là: uA = 2cos(20πt + π/4) mm và uB = 2√3.cos(20πt + π/4). Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm AB là:

A. 3λ/4 B. 3λ/8 C. 3λ/2 D. 5λ/8.

Câu 8: Có một quạt điện loại 180V-120W, một học sinh muốn sử dụng quạt hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V, nên đã mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị 70 Ω thì đo được cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào?

A. Giảm đi 20 Ω B. Tăng thêm 12 Ω C. Giảm đi 12 Ω D. Tăng thêm 20 Ω

Câu 9: Đặt một điện áp u = Uocos100πt V vào 2 đầu đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự R, C, L, cuốn dây thuần cảm, tụ có điện dung thay đổi được. Khi điều chỉnh điện dung tụ đến giá trị mà ZC = 1,5ZL thì điện áp hiệu dụng URC đạt cực đại và bằng 60√3V. Hỏi Uo có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 120V B. 603V C. 602 V D. 122 V

Câu 10: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn thuần cảm L và hai tụ điện C giống nhau mắc nối tiếp. Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường trong tụ gấp đôi năng lượng từ trường trong cuộn cảm, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn. Điện áp cực đại ở hai đầu cuộn cảm đó sẽ bằng bao nhiêu lần so với lúc đầu?

A. 2/3 B.1/3 C. 2/√3 D. 1/3.

(Còn tiếp)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm