Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải gồm 4 đề thi trắc nghiệm có đáp án đi kèm, đây là tài liệu ôn tập hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG

TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN

ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA LẦN 1

Năm học 2015 - 2016

Môn: VẬT LÍ LỚP 12

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Mã đề thi 132

Câu 1: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 40cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,2s. Để nước trong xô sóng sánh mạnh nhất thì người đó phải đi với vận tốc là

A. 200 (m/s). B. 2 (cm/s) C. 7,2 (km/h) D. (8 m/s)

Câu 2: Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

B. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

Câu 3: Một vật dao động điều hòa có chu kì 2 s, biên độ 10 cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6 cm, tốc độ của nó bằng

A. 25,13 (cm/s). B. 12,56 (cm/s). C. 18,84 (cm/s). D. 20,08 (cm/s).

Câu 4: Trong dao động điều hòa, gia tốc biến thiên

A. sớm pha π/2 so với li độ. B. cùng pha với li độ.

C. trễ pha π/2 so với vận tốc. D. cùng pha với hợp lực tác dụng lên vật.

Câu 5: Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi

A. tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.

B. tần số dao động bằng tần số riêng của hệ.

C. tần số của lực cưỡng bức nhỏ hơn tần số riêng của hệ.

D. tần số của lực cưỡng bức lớn hơn tần số riêng của hệ.

Câu 6: Trong dao động điều hòa của vật biểu thức nào sau đây là sai?

Đề thi thử đại học năm 2016 môn Vật lý

Câu 7: Một vật dao động với phương trình x = 2sin(2πt + π/3) cm. Biên độ dao động của vật là

A. 2 cm. B. 2π (rad/s). C. π/3 (rad). D. 2 m.

Câu 8: Một vật dao động tuần hoàn cứ mỗi ngày thực hiện được 43200 dao động toàn phần. Chu kì dao động của vật là

A. 2 s. B. 0,5 s. C. 86400 s D. 21600 s

Câu 9: Một con lắc lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa. Lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số là

A. 1 Hz. B. 3 Hz. C. 6 Hz. D. 12 Hz.

Câu 10: Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp lực tác dụng lên vật sẽ đổi chiều khi vật tới vị trí biên.

B. Hợp lực tác dụng lên vật luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. Gia tốc luôn cùng chiều vận tốc khi đi từ vị trí cân bằng ra biên.

D. Vật chuyển động nhanh dần đều khi đi từ biên về vị trí cân bằng.

Câu 11: Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa là

A. con lắc đơn phải được đặt trên Trái Đất. B. bỏ qua mọi ma sát và biên độ góc phải đủ nhỏ.

C. bỏ qua mọi ma sát. D. biên độ góc phải đủ nhỏ.

Câu 12: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo độ cứng k và vật nặng khối lượng m. Nếu tăng độ cứng lò xo lên 2 lần và giảm khối lượng của vật 2 lần thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

A. không thay đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 2 lần.

Câu 13: Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 4cm và chu kì 2s. Quãng đường vật đi được trong một chu kì là

A. 64 cm. B. 8 cm. C. 16 cm. D. 32 cm.

Câu 14: Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Lấy π2 = 10, chu kì dao động của con lắc là

A. T = 0,4 s. B. T = 0,3 s. C. T = 0,2 s. D. T = 0,1 s.

Câu 15: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8cm và 4 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể nhận giá trị bằng

A. 10 cm. B. 2 cm. C. 14 cm. D. 3 cm.

Câu 16: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động

A. tỉ lệ bậc nhất với thời gian. B. không đổi theo thời gian.

C. để xác định trạng thái ban đầu của dao động D. biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 17: Đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa gia tốc a và lực kéo về F của vật dao động điều hòa là

A. là dạng hình sin. B. đoạn thẳng nghịch biến qua gốc tọa độ.

C. dạng elip. D. đoạn thẳng đồng biến qua gốc tọa độ.

Câu 18: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 12 cm. Dao động này có biên độ là

A. 3 cm. B. 6 cm. C. 24 cm. D. 12 cm.

Câu 19: Một vật dao động điều hoà x = 4sin(πt + π/4) cm. Lúc t = 0,5s vật có li độ là

A. x = 4 cm. B. x = 2√2 cm. C. x = -2√2 cm. D. x = 2 cm.

Câu 20: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là dao động điều hòa với chu kì 1s. Nếu thay vật nhỏ có khối lượng m1 bằng vật nhỏ có khối lượng m2 thì con lắc dao động với chu kì 0,5s. Giá trị m2

A. 75 g. B. 150 g. C. 1200 g. D. 600 g.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng khi nói về dao động cưỡng bức

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số dao động riêng.

B. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 22: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?

A. Li độ và tốc độ. B. Biên độ và tốc độ. C. Biên độ và cơ năng. D. Biên độ và gia tốc.

Câu 23: Gia tốc trong dao động điều hòa có biểu thức:

A. a = ω2x B. a = - ωx2 C. a = - ω2x D. a = ω2x2.

Câu 24: Một con lắc đơn có chiều dài 144cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là

A. 24 s. B. 2,4 s. C. 16,4 s. D. 1,2 s.

Câu 25: Hai dao động điều hoà lần lượt có phương trình: x1 = A1cos(20πt + π/2) cm và x2 = A2cos(20πt + π/6) cm. Phát biểu nào sau đây là đúng

A. Dao động thứ nhất sớm pha hơn dao động thứ hai một góc π/3 (rad).

B. Dao động thứ nhất trễ pha hơn dao động thứ hai một góc π/3 (rad).

C. Dao động thứ hai trễ pha hơn dao động thứ nhất một góc π/6 (rad).

D. Dao động thứ nhất nhanh pha hơn dao động thứ hai một góc π/2 (rad).

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đáp án mã đề 132

1

C

11

B

21

B

31

D

41

D

2

B

12

D

22

C

32

B

42

B

3

A

13

C

23

C

33

B

43

A

4

D

14

C

24

B

34

A

44

C

5

A

15

A

25

A

35

C

45

B

6

D

16

A

26

C

36

C

46

C

7

A

17

D

27

D

37

D

47

D

8

A

18

B

28

A

38

D

48

B

9

C

19

B

29

A

39

C

49

A

10

B

20

A

30

A

40

D

50

D

Đánh giá bài viết
1 1.435
Sắp xếp theo

Môn Lý khối A

Xem thêm