Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 2 năm 2016 trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, giúp các bạn ôn thi tốt nghiệp môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa và luyện thi đại học môn Hóa được chắc chắn và hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
| ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: HÓA HỌC LỚP 12 THPT Thời gian làm bài: 90 phút | |
| Mã đề thi 132 |
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85; Ag = 108.
Câu 1: Cho cân bằng (trong bình kín) sau:
Phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi
A.Thêm một lượng CO2. B. Tăng áp suất.
C. Tăng nhiệt độ. D. Thêm một lượng H2O.
Câu 2: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kỳ 3, nhóm VA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIA.
C. chu kỳ 2, nhóm VIIA. D. chu kỳ 2, nhóm VA.
Câu 4: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm?
A. Na+ B. Mg2+ C. Al3+ D. Fe2+
Câu 5: Cho Zn vào dung dịch AgNO3 dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và phần không tan Y. Hai kim loại trong Y và muối trong X là
A. Ag và Zn(NO3)2 B. Zn và AgNO3
C. Zn, Ag và AgNO3 D. Ag và Zn(NO3)2, AgNO3
Câu 6: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào H2O dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na B. K C. Li D. Rb
Câu 7: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là
A. 8 và 1,5. B. 7 và 1,5. C. 7 và 1,0. D. 8 và 1,0.
Câu 8: Hệ số trùng hợp của poli(etylen) là bao nhiêu nếu trung bình một phân tử polime có khối lượng khoảng 120 000 đvC?
A. 4280 B. 4286 C. 4281 D. 4627
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?
A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím
B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa
C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức
D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng
Câu 10: Tên thay thế của CH3-CH=O là
A. metanal B. metanol C. etanol D. etanal
Câu 11: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?
A. N2. B. SO2. C. CO2. D. H2.
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,22. B. 34,10. C. 33,70. D. 34,32.
Câu 13: Cho các chất và ion sau: Al2O3, Fe2+, CuO, CO32-, HS-, Na+, Cl-, H+. Số chất và ion phản ứng với KOH là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 14: Phương trình H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng
A. FeS + HCl → FeCl2 + H2S B. H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O
C. K2S + HCl → H2S + KCl D. BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S
Câu 15: Nung một lượng butan trong bình kín (có xúc tác thích hợp) thu được hỗn hợp khí X gồm ankan và anken. Tỉ khối của X so với khí hiđro là 21,75. Phần trăm thể tích của butan trong X là
A. 66,67%. B. 25,00%. C. 50,00%. D. 33,33%.
Câu 16: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?
A. Benzen B. Axetilen C. Metan D. Toluen
Câu 17: Số đồng phân ancol bậc 2 có cùng công thức phân tử C5H12O là:
A.2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 18: Hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở (tỉ lệ số mol 3 : 1). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần vừa đủ 1,75 mol khí O2, thu được 33,6 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai anđehit trong X là
A. HCHO và CH3CHO. B. CH3CHO và C2H5CHO.
C. HCHO và C2H5CHO. D. CH3CHO và C3H7CHO.
Câu 19: Hợp chất nào sau đây chứa liên kết cộng hóa trị
A.HCl B. NaCl C. KF D. CaBr2
Câu 20: Cho dãy gồm các phân tử và ion: Zn, S, FeO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là
A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học
1 | D | 11 | B | 21 | B | 31 | B | 41 | C |
2 | A | 12 | B | 22 | D | 32 | C | 42 | D |
3 | B | 13 | D | 23 | C | 33 | D | 43 | D |
4 | D | 14 | C | 24 | C | 34 | D | 44 | D |
5 | D | 15 | C | 25 | A | 35 | B | 45 | B |
6 | B | 16 | B | 26 | B | 36 | D | 46 | A |
7 | C | 17 | B | 27 | A | 37 | A | 47 | B |
8 | B | 18 | C | 28 | A | 38 | A | 48 | C |
9 | C | 19 | A | 29 | C | 39 | A | 49 | D |
10 | D | 20 | A | 30 | C | 40 | D | 50 | A |