Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Yên Lạc, Vĩnh Phúc là đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa cũng như là đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án dành cho các bạn nghiên cứu, tham khảo. Hy vọng các bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Phương Sơn, Bắc Giang

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Đề thi có 04 trang

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 LỚP 12

NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Mã đề thi 132

Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đkc?

A. 11,2. B. 13,44. C. 8,96. D. 6,72.

Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?

A. Ancol etylic B. Etilen C. Benzen D. Toluen

Câu 3: Cho 0,02 mol amino axit X (trong phân tử có một nhóm -NH2) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 3,82 gam muối. Công thức của X là

A. H2N-C2H4-COOH. B. H2N-C2H3-(COOH)2.

C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-C3H5-(COOH)2.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V ml khí N2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là

A. 560. B. 840. C. 784. D. 672.

Câu 5: Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là:

A. 28,4 gam Na2HPO4; 16,4 gam Na3PO4. B. 24,0 gam NaH2PO4; 14,2 gam Na2HPO4.

C. 14,2 gam Na2HPO4; 32,8 gam Na3PO4. D. 12,0 gam NaH2PO4; 28,4 gam Na2HPO4.

Câu 6: Dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M; dung dịch Y gồm HCl 0,125M và H2SO4 0,375M. Trộn 10 ml X với 40 ml Y, được dung dịch Z. Giá trị pH của Z là

A. 1. B. 12. C. 2. D. 13.

Câu 7: Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là

A. và 169,5. B. và 126,3. C. và 111,9. D. và 90,3.

Câu 8: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A. 13. B. 14. C. 12. D. 11.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 12,05 gam hỗn hợp X gồm CuO, ZnO, Fe2O3 bằng 171,5 gam dung dịch H2SO4 20% thì phản ứng vừa đủ. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 46,35 gam. B. 183,55 gam. C. 40,05 gam. D. 45,65 gam.

Câu 10: Phenol không tham gia phản ứng với tác nhân nào cho dưới đây?

A. Dung dịch Br2. B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch HCl. D. Kim loại K.

Câu 11: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,1. B. 8,2. C. 6,8. D. 3,4.

Câu 12: Có bao nhiêu este có cùng công thức phân tử C4H8O2:

A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

Câu 13: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn. B. Ag. C. Al. D. Fe.

Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 16,12 gam tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị của V là

A. 240. B. 80. C. 160. D. 120.

Câu 15: Nung 17,22 gam natri axetat với NaOH (dư) với CaO làm xúc tác đến phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí Y (đktc). Giá trị của V là

A. 7,056 lít. B. 2,352 lít. C. 4,704 lít. D. 10,080 lít.

Câu 16: Amin X đơn chức. X tác dụng với HCl thu được muối Y có công thức là RNH3Cl. Trong Y, clo chiếm 32,42% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 17: Chất không phải axit béo là

A. axit oleic. B. axit panmitic. C. axit fomic. D. axit stearic.

Câu 18: Cho phương trình hóa học: aFe3O4 + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO + eH2O

Tỉ lệ a:e nguyên, tối giản là:

A. 3:28. B. 3:14. C. 9:14. D. 9:28.

Câu 19: Dẫn V lít khí CO (đktc) qua ống sứ nung nóng đựng lượng dư CuO. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Giá trị của V là

A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60.

Câu 20: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?

A. HCOOCH=CH2. B. C2H2. C. CH3CH=O. D. HCOOCH3.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học

Đáp án mã đề 132

1

B

11

D

21

B

31

A

41

D

2

B

12

A

22

B

32

A

42

D

3

D

13

A

23

A

33

A

43

B

4

A

14

D

24

A

34

B

44

B

5

D

15

C

25

B

35

D

45

C

6

A

16

C

26

D

36

A

46

A

7

C

17

C

27

D

37

D

47

B

8

A

18

B

28

D

38

C

48

D

9

C

19

C

29

D

39

B

49

C

10

C

20

B

30

C

40

C

50

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm