Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Nghĩa Dân, Hưng Yên

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Nghĩa Dân, Hưng Yên là tài liệu học tập môn Vật lý, đề thi thử đại học môn Vật lý giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức và ôn tập tốt Vật lý 12, luyện đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia 2016 môn Vật lý.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2016 trường THPT Ngô Gia Tự, Vĩnh Phúc

TRƯỜNG THPT NGHĨA DÂN

TỔ: LÝ - HÓA

ĐỀ RÀ SOÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM 2015 - 2016

Môn: Vật lý

Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 121

Câu 1: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(4πt)(cm). Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4 là:

A. 4cm. B. 5cm. C. 2,5cm. D. 10cm.

Câu 2: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ:

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng:

A. 200 g. B. 100 g. C. 50 g. D. 800 g.

Câu 5: Một con lắc đơn gồm sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn, có chiều dài l và viên bi nhỏ có khối lượng m. Kích thích cho con lắc dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng của viên bi thì thế năng của con lắc này ở li độ góc α có biểu thức là:

A. mgl(1 - cosα). B. mgl(1 - sinα). C. mgl(3 - 2cosα). D. mgl(1 + cosα).

Câu 6: Tại một nơi, chu kì dao động điều hoà của một con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21 cm thì chu kì dao động điều hoà của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là:

A. 101 cm. B. 99 cm. C. 98 cm. D. 100 cm.

Câu 7: Một vật nhỏ thực hiện dao động điều hòa theo phương trình x = 10sin(4πt + π/2)(cm) với t tính bằng giây. Động năng của vật đó biến thiên với chu kì bằng:

A. 1,00 s. B. 1,50 s. C. 0,50 s. D. 0,25 s.

Câu 8: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.

C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.

D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 10: Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng:

A. 6,8.10-3 J. B. 3,8.10-3 J. C. 5,8.10-3 J. D. 4,8.10-3 J.

Câu 11: Phương trình mô tả một sóng truyền theo trục x là u = 0,04cosπ(4t - 0,5x), trong đó u và x tính theo đơn vị mét, t tính theo đơn vị giây. Vận tốc truyền sóng là:

A. v = 4 m/s. B. v = 8m/s. C. v = 0,5 m/s. D. v = 1,25 m/s.

Câu 12: Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1 và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2 sẽ:

A. dao động với biên độ cực đại. C. dao động với biên độ cực tiểu.

B. không dao động. D. dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.

Câu 13: Sóng dừng trên dây dài 2m với 2 đầu dây cố định. Tốc độ sóng trên dây là 20m/s. Tìm tần số dao động của sóng dừng, nếu biết tần số này khoảng từ 4Hz đến 6Hz?

A. 4,6Hz B. 4,5Hz C. 5Hz D. 5,5Hz.

Câu 14: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kì T. Quãng đường mà vật đi được trong một khoảng thời gian bằng một chu kì dao động T là:

A. s = 2A B. s = 8A C. s = A D. s = 4A

Câu 15: Một sóng cơ có tần số 50Hz truyền theo phương Ox có tốc độ 30 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương Ox mà dao động của các phần tử môi trường tại đó lệch pha nhau π/3 bằng:

A. 10 cm B. 20 cm C. 5 cm D. 60 cm

Câu 16: Chọn kết luận đúng? Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:

A. Tần số B. Vận tốc C. Năng lượng D. Bước sóng

Câu 17: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng. Khi vật chuyển động nhanh dần theo chiều dương thì giá trị của li độ x và vận tốc v là:

A. x > 0 và v > 0 B. x < 0 và v > 0 C. x > 0 và v < 0 D. x < 0 và v < 0

Câu 18: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 =10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng:

A. 50 N/m. B. 100 N/m. C. 25 N/m. D. 200 N/m.

Câu 19: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(2πt + π/2)(cm). Biên độ và pha ban đầu của dao động là?

A. 4 cm và 2π(rad) B. 4 cm và π/2(rad) C. π/2 (cm) và 2π(rad). D. 2π(cm) và π/2 (rad)

Câu 20: Một vật dao động điều hòa có độ lớn vận tốc cực đại là 31,4 cm/s. Lấy π = 3,14. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì dao động là:

A. 20 cm/s B. 10 cm/s C. 0. D. 15 cm/s.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

B

11

B

21

C

31

A

41

C

2

A

12

A

22

A

32

B

42

A

3

B

13

C

23

B

33

B

43

B

4

C

14

D

24

D

34

A

44

C

5

A

15

A

25

B

35

B

45

D

6

D

16

A

26

D

36

C

46

A

7

D

17

B

27

B

37

A

47

B

8

D

18

A

28

C

38

B

48

A

9

A

19

B

29

B

39

B

49

A

10

D

20

A

30

B

40

B

50

D

Đánh giá bài viết
2 1.160
Sắp xếp theo

Môn Lý khối A

Xem thêm