Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2016 trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh là tài liệu luyện thi đại học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án, rất thích hợp để các bạn luyện đề, hệ thống kiến thức môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÍ 12 Đợt I – Năm học: 2015 - 2016 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) |
Mã đề 135
Câu 1: Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
A. Biên độ và gia tốc B. Biên độ và tốc độ C. Biên độ và cơ năng D. Li độ và tốc độ
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với tần số âm.
B. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với tần số âm.
C. Âm sắc là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đồ thị dao động âm.
D. Độ to của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với mức cường độ âm.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng. Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn phụ thuộc
A. tỉ số giữa trọng lượng và khối lượng của con lắc.
B. khối lượng của con lắc.
C. trọng lượng của con lắc.
D. khối lượng riêng của con lắc.
Câu 4: Hai nguồn sóng kết hợp S1, S2 dao động cùng pha, cách nhau 20 cm, có chu kỳ sóng là 0,1s. Tốc độ truyền sóng trong môi trường là 50 cm/s. Số cực đại giao thoa trên đoạn S1S2 là:
A. 11 B. 7 C. 9 D. 10
Câu 5: Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch sẽ
A. trễ pha π/4 so với dòng điện. B. sớm pha π/4 so với dòng điện.
C. sớm pha π/2 so với dòng điện. D. trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
Câu 6: Lò xo có khối lượng không đáng kể độ cứng k = 100N/m, đầu trên treo vào điểm cố định đầu dưới treo một vật khối lượng m = 200g. Cho vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(ωt - π/3) (cm). Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực đàn hồi cực đại của lò xo là
A. 8N B. 5N C. 16N D. 6N
Câu 7: Một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô cùng phát ra một nốt la ở cùng độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được ba âm đó vì chúng khác nhau ở
A. mức cường độ âm B. cường độ âm. C. âm sắc D. tần số.
Câu 8: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.
B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.
D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 9: Con lắc đơn có chiều dài không đổi, dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi đưa con lắc lên cao thì chu kỳ dao động của nó
A. không thay đổi. B. không xác dịnh được tăng hay giảm.
C. giảm xuống D. tăng lên.
Câu 10: Một tên lửa bắt đầu bay lên theo phương thẳng đứng với gia tốc a = 3g. Trong tên lửa có treo một con lắc đơn dài l = 1m, khi bắt đầu bay thì đồng thời kích thích cho con lắc thực hiện dao động nhỏ. Bỏ qua sự thay đổi gia tốc rơi tự do theo độ cao. Lấy g = 10 m/s2, π2 ≈ 10. Đến khi đạt độ cao thì con lắc đã thực hiện được số dao động là:
A. 14. B. 20. C. 18. D. 10.
Câu 11: Một mạch điện xoay chiều có u là điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch và i là cường độ tức thời qua mạch. Chọn phát biểu đúng.
A. i luôn luôn biến thiên sớm pha hơn u. B. i và u luôn biến thiên ngược pha.
C. i và u luôn biến thiên cùng tần số. D. i và u luôn biến thiên cùng pha.
Câu 12: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400 g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π2 = 10. Dao động của con lắc có chu kì là
A. 0,4 s. B. 0,8 s. C. 0,6 s. D. 0,2 s.
Câu 13: Một dây đàn dài 20cm, rung với 4 bó. Bước sóng trên dây bằng
A. 0,4 m. B. 10 m. C. 0,1 m. D. 1 m.
Câu 14: Chọn cậu sai khi nói về sóng phản xạ:
A. Cùng tần số sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn cùng pha sóng tới
C. Tại một đầu cố định sóng phản xạ làm đổi dấu phương trình.
D. Luôn cùng vận tốc nhưng ngược hướng với sóng tới.
Câu 15: Cơ năng của một vật dao động điều hòa
A. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.
B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.
C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.
D. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.
Câu 16: Một dao động hình sin có phương trình x = Acos(ωt + φ) truyền đi trong một môi trường đàn hồi với vận tốc v. Bước sóng thoả mãn hệ thức nào?
Câu 17: Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động ngược pha nhau là 0,85m. Tần số của âm là:
A. f = 200 Hz. B. f = 80 Hz. C. f = 225 Hz. D. f = 170 Hz.
Câu 18: Mức cường độ âm nào đó được tăng thêm 30 dB thì cường độ của âm tăng lên gấp
A. 2000 lần B. 1500 lần C. 500 lần D. 1000 lần
Câu 19: dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos2πt (cm). Biên độ và chu kì dao động của vật là
A. 4cm, 1Hz. B. 6cm,1s. C. 4cm, 1s. D. 6cm, 2s.
Câu 20: Cường độ dòng điện chạy qua một tụ điện có biểu thứ i = 1,5 cos (100πt + π/6) (A). Biết tụ điện có điện dung C = 1,2 . 10-4 / π (F). Điện áp tức thời giữa hai bản tụ có biểu thức là:
A. u =125 cos (100πt - π/3) (V). B. u =150 cos (100πt - π/3) (V).
C. u =125 cos (100πt + π/6) (V). D. u =180 cos (100πt - π/6) (V).
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016
Đáp án mã đề 135
1 | C | 11 | C | 21 | A | 31 | A | 41 | A |
2 | A | 12 | A | 22 | B | 32 | C | 42 | C |
3 | A | 13 | C | 23 | A | 33 | A | 43 | C |
4 | C | 14 | B | 24 | C | 34 | A | 44 | C |
5 | D | 15 | A | 25 | D | 35 | D | 45 | B |
6 | A | 16 | D | 26 | C | 36 | C | 46 | B |
7 | C | 17 | A | 27 | B | 37 | A | 47 | A |
8 | B | 18 | D | 28 | B | 38 | C | 48 | D |
9 | D | 19 | B | 29 | B | 39 | B | 49 | B |
10 | D | 20 | A | 30 | D | 40 | D | 50 | B |