Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Thái Bình, Thái Bình
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Thái Bình, Thái Bình là đề thi thử hay dành cho các bạn tự luyện đề, ôn thi đại học môn Vật lý. Đề thi gồm 50 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài 90 phút, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Vật Lý lần 1 năm 2015 tỉnh Thái Bình
Thi thử THPT Quốc gia tại TP. HCM: Đề thi, đáp án môn Vật lý năm 2015
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH | ĐỀ KHẢO SÁT LẦN I NĂM HỌC 2014 - 2015 | |
| Mã đề thi 132 |
Câu 1: Một dây đàn hồi rất dài có đầu A dao động theo phương vuông góc với sợi dây. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Xét một điểm M trên dây và cách A một đoạn 40cm, người ta thấy M luôn luôn dao động lệch pha so với A một góc Δφ = (k + 0,5π) với k là số nguyên. Tính tần số, biết tần số f có giá trị trong khoảng từ 8Hz đến 13Hz.
A. 10Hz B. 12,5Hz. C. 8,5Hz D. 12Hz
Câu 2: Một vật dao động điều hòa có phương trình x = -4cos(4πt)(cm). Chu kỳ và pha ban đầu của dao động là
A. 0,5s; π rad. B. 0,5s; π/2 rad. C. 1s; π rad. D. 2s; π rad.
Câu 3: Con lắc lò xo trên mặt phẳng ngang gồm lò xo nhẹ có độ cứng 40N/m, một đầu gắn vật nặng m = 100g, đầu kia cố định. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là μ= 0,2. Kéo vật dọc theo trục lò xo để lò xo dãn 10,5 cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Tốc độ của vật ở thời điểm gia tốc của nó triệt tiêu lần thứ 3 là:
A. 1,4 m/s. B. 2m/s; C. 1,8 m/s. D. 1,6 m/s.
Câu 4: Trong thí nghiệm thực hành với mạch điện RLC nối tiếp có dòng điện xoay chiều tần số f chạy qua, người ta dùng đồng hồ đa năng để đo các giá trị của điện áp trên từng đoạn phần tử, sau đó biểu diễn chúng bằng các vectơ quay tương ứng trên giấy, từ đó tính được các giá trị nào sau đây?
A. L, C, R, r, cosφ. B. L, C, r, cosφ. C. L, C, R, r. D. L, C, cosφ.
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với phương trình: x = 4cos(πt - π/3)cm. Số dao động toàn phần mà vật thực hiện trong một phút là:
A. 60 B. 50 C. 120 D. 100
Câu 6: Cho đoạn mạch điện MN gồm một điện trở thuần R = 100Ω, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/π (H), tụ điện có điện dung C = 10-4/2π (F) mắc nối tiếp. Mắc hai đầu M, N vào nguồn điện xoay chiều có điện áp tức thời uMN = 120√2cos(2πft)V với tần số f có thể thay đổi được. Khi f = f1 = 50 Hz, thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch điện MN là P1. Điều chỉnh tần số của nguồn điện đến giá trị f2 sao cho công suất tiêu thụ trên đoạn mạch điện MN lúc đó là P2 = 2P1. Hãy xác định tần số f2 của nguồn điện khi đó.
A. f2 = 25√2Hz. B. f2 = 100Hz. C. f2 = 50√2Hz. D. f2 = 75Hz.
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt) cm. Hãy xác định tỉ số giữa tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong thời gian vật đi được 3T/4 đầu tiên?
A. 3 B. 1 C. 2 D. vô cùng lớn
Câu 8: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kỳ, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?
A. 4,5%. B. 9%. C. 3%. D. 6%.
Câu 9: Vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s, trong nước là 1435 m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là 0,5 m thì khi truyền trong nước có bước sóng bao nhiêu?
A. 0,115 m B. 2,174 m C. 1,71 m D. 0,145 m .
Câu 10: Khung dao động có C =10μF và L = 0,1H. Tại thời điểm uC = 4V thì i = 0,02A. Cường độ dòng điện cực đại trong khung bằng:
A. 4,5.10-2A. B. 20.10-4A. C. 2.10-4A. D. 4,47.10-2A.
Câu 11: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng?
A. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động lệch pha nhau π/2.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động ngược pha.
C. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
D. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
Câu 12: Sóng âm phát từ một nguồn điểm đẳng hướng. Tại hai điểm M và N cách nguồn lần lượt là RM, RN có mức cường độ âm khác nhau một lượng là ΔL (dB). Biết N xa nguồn hơn. Mối liên hệ nào sau đây là đúng?
A. ΔL = 2(lg RM - lg RN) B. RN = RM.10ΔL/20 C. RM = RN.10ΔL/2 D. ΔL = 20. lg RM/lg RN
Câu 13: Hai dao động điều hòa có pha ban đầu là φ1, φ2. Với n ϵ ℤ, hai dao động ngược pha khi:
A. φ2 - φ1 = 2nπ. B. φ2 - φ1 = (n - 1)π. C. φ2 - φ1 = nπ. D. φ2 - φ1 = (2n - 1)π.
Câu 14: Cho mạch điện xoay chiều RLC. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi nhưng tần số góc ω thay đổi được. Tìm ω để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đại?
Câu 15: Một con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k = 10N/m và vật nặng có khối lượng 100g, tại thời điểm t li độ và tốc độ của vật nặng lần lượt là 4cm và 30 cm/s. Chọn gốc tính thế năng tại VTCB. Cơ năng của dao động là:
A. 25.10– 3 J. B. 125J. C. 250 J. D. 12,5.10– 3 J.
Câu 16: Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4cm rồi truyền cho nó một vận tốc ≈40π cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống để vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Chọn chiều dương hướng xuống. Tốc độ trung bình khi vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5cm lần thứ hai là
A. 93,75cm/s. B. -93,75cm/s. C. -56,25cm/s. D. 56,25cm/s.
Câu 17: Sóng cơ có phương trình: u = 2cos(100πt - 5πd)(mm). t đo bằng giây, d đo bằng mét. Tìm vận tốc truyền sóng?
A. 30m/s B. 50 m/s. C. 20m/s D. 40m/s
Câu 18: Hai dao dộng điều hòa cùng phương, cùng biên độ A, cùng tần số ω có pha ban đầu lần lượt là φ1, φ2 với 0 ≤ (φ1 - φ2) ≤ π/2. Dao động tổng hợp có phương trình x = A√3.cos(ωt – π/2). Pha ban đầu của dao động thứ nhất là:
A. -π/6. B. -π/3. C. π/3. D. π/6.
Câu 19: Xét một vectơ quay có những đặc điểm sau: Có độ lớn bằng 2 đơn vị chiều dài (đvcd); quay quanh O với tốc độ góc 2 rad/s; thời điểm t = 0, vectơ hợp với trục Ox một góc 300. Hỏi vectơ quay biểu diễn dao động điều hòa nào sau đây?
A. x = 2cos(2t – π/3) đvcd. B. x = 2cos(2t + π/6) đvcd.
C. x = 2cos(2t + π/3) đvcd. D. x = 2cos(2t – 300) đvcd.
Câu 20: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
A. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.
B. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
D. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý
1 | B | 11 | C | 21 | C | 31 | D | 41 | C |
2 | B | 12 | B | 22 | A | 32 | A | 42 | D |
3 | D | 13 | D | 23 | C | 33 | D | 43 | C |
4 | A | 14 | A | 24 | B | 34 | B | 44 | D |
5 | C | 15 | D | 25 | B | 35 | C | 45 | A |
6 | C | 16 | A | 26 | A | 36 | A | 46 | D |
7 | A | 17 | C | 27 | A | 37 | A | 47 | C |
8 | D | 18 | B | 28 | D | 38 | B | 48 | C |
9 | B | 19 | B | 29 | A | 39 | D | 49 | B |
10 | D | 20 | B | 30 | B | 40 | B | 50 | C |