Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia lần 4 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh là tài liệu luyện thi đại học, ôn thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý gồm 50 câu trắc nghiệm có đáp án, rất thích hợp để các bạn luyện đề, hệ thống kiến thức môn Vật lý. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi thử Quốc gia lần 2 năm 2015 môn Vật lý trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Đề thi thử Quốc gia môn Vật Lý lần 1 năm 2015 tỉnh Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2014- 2015 LẦN 4
MÔN VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Câu 1: Nguyên tắc hoạt động mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên hiện tượng:

A. Tổng hợp hai dao động điện từ bất kỳ. B. Giao thoa sóng.

C. Cộng hưởng dao động điện từ. D. Sóng dừng.

Câu 2: Cơ năng của một vật dao động điều hòa

A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

Câu 3: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và một bộ tụ gồm tụ C0 cố định ghép song song với tụ xoay Cx. Tụ xoay Cx có điện dung biến thiên từ C1 = 20pF đến C2 = 320pF khi góc xoay biến thiên từ được từ 00 đến 1500. Nhờ vậy mạch thu được sóng điện từ có bước sóng từ λ1 = 10m đến λ2 = 40m. Biết điện dung của tụ xoay là hàm bậc nhất của góc xoay. Để mạch thu được sóng điện từ có bước sóng λ = 20m thì góc xoay của bản tụ là

A. 450 B. 600 C. 300 D. 750

Câu 4: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với phương trình x = Acosωt. Người ta thấy cứ sau 0,5(s) động năng lại bằng thế năng thì tần số góc dao động của con lắc sẽ là:

A. 4π(rad/s) B. 2π(rad/s) C. π/2(rad/s) D. π(rad/s)

Câu 5: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g và lò xo có hệ số cứng 40N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng 100g lên M (m dính chặt ngay vào M), sau đó hệ m và M dao động với biên độ

A. 3√2 cm B. 2√5 cm C. 4,25 cm D. 2√2 cm

Câu 6: Theo chiều tăng dần của bước sóng các loại sóng điện từ thì ta có sự sắp xếp sau

A. tia , tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

B. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến, tia tử ngoại, tia γ.

C. sóng vô tuyến, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X, tia γ.

D. tia , tia tử ngoại, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến.

Câu 7: Trên phương truyền sóng các điểm dao động cùng pha với nhau cách nhau một khoảng

A. Bằng nửa bước sóng B. Bằng số nguyên lần bước sóng

C. Bằng một bước sóng. D. Bằng phân tử bước sóng

Câu 8: Katốt của tế bào quang điện có công thoát 1,5eV, được chiếu bởi bức xạ đơn sắc λ. Lần lượt đặt vào tế bào, điện áp UAK = 3V và U’AK = 15V, thì thấy vận tốc cực đại của elêctrôn khi đập vào anốt tăng gấp đôi. Giá trị của là:

A. 0,795μm. B. 0,259 μm. C. 0,497μm. D. 0,211μm.

Câu 9: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng 0,6 μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4 mm có

A. vân sáng bậc 2 B. vân sáng bậc 3 C. vân sáng bậc 4 D. vân sáng thứ 4

Câu 10: Bắn hạt α có động năng 4 MeV vào hạt nhân 147N đứng yên thì thu được một prôton và hạt nhân X. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng vận tốc, tính động năng và tốc độ của prôton. Cho: mα = 4,0015 u; mX = 16,9947 u; mN = 13,9992 u; mp = 1,0073 u; 1u = 931 MeV/c2.

A. 22,15.105 m/s B. 30,85.106 m/s C. 22,815.106 m/s D. 30,85.105 m/s

Câu 11: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(120πt + π/3)V vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/6π H. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 40√2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 1A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là:

A. i = 3√2 cos(120πt - π/6)A B. i = 2 cos(120πt + π/6)A.

C. i = 3 cos(120πt - π/6)A. D. i = 2√2 cos(120πt - π/6)A.

Câu 12: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn bằng nhau khi vật ở vị trí lò xo có chiều dài ngắn nhất hoặc dài nhất.

B. Lực đàn hồi đổi chiều tác dụng khi vận tốc bằng không.

C. Với mọi giá trị của biên độ, lực đàn hồi luôn ngược chiều với trọng lực.

D. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với chiều chuyển động khi vật đi về vị trí cân bằng.

Câu 13: Trong mạch dao động lý tưởng tụ có điện dung C = 2nF. Tại thời điểm t1 thì cường độ dòng điện là 5mA, sau đó T/4 hiệu điện thế giữa hai bản tụ là u = 10V. Độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 0,04mH B. 2,5mH C. 1mH D. 8mH

Câu 14: Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện dung C có giá trị thay đổi được và cuộn dây thuần cảm. Điều chỉnh giá trị của C thì thấy: ở cùng thời điểm số, chỉ của V1 cực đại thì số chỉ của V1 gấp đôi số chỉ của V2. Hỏi khi số chỉ của V2 cực đại thì số chỉ của V2 gấp bao nhiêu lần số chỉ V1?

A. 2√2 lần B. 2 lần. C. 2,5 lần. D. 1,5 lần.

Câu 15: Năng lượng ion hoá của nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản là năng lượng

A. cực đại của phôtôn phát ra thuộc dãy Laiman.

B. của phôtôn có bước sóng ngắn nhất trong dãy Pasen.

C. của nguyên tử ở trạng thái cơ bản.

D. En, khi n lớn vô cùng.

Câu 16: Nguồn sáng thứ nhất có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 450 nm. Nguồn sáng thứ hai có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ2 = 0,06 μm. Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số photon mà nguồn thứ nhất phát ra so với số photon mà nguồn thứ hai phát ra là 3:1. Tỉ số P1 và P2 là:

A. 4. B. 4/3. C. 3. D. 9/4

Câu 17: Ba màu cơ bản của màn hình ti vi màu phát ra khi êlectron đến đập vào là

A. đỏ, vàng, tím. B. vàng, lam, tím. C. đỏ, lục, lam. D. vàng, lục, lam

Câu 18: Theo mẫu nguyên tử Bo thì trong nguyên tử hiđrô, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên các quỹ đạo là rn = n2ro, với ro = 0,53.10-10m; n = 1,2,3, ... là các số nguyên dương tương ứng với các mức năng lượng của các trạng thái dừng của nguyên tử. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K. Khi nhảy lên quỹ đạo M, electron có tốc độ bằng

A. 3v B. v/9 C. v/√3 D. v/3

Câu 19: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ bằng trung bình cộng của hai biên độ thành phần; có góc lệch pha so với dao động thành phần thứ nhất là 900. Góc lệch pha của hai dao động thành phần đó là:

A. 1050. B. 126,90. C. 143,10. D. 1200.

Câu 20: Trong bao nhiêu phần của mỗi chu kỳ thì cường độ dòng điện tức thời có giá trị lớn hơn giá trị của cường độ dòng điện hiệu dụng?

A. 1/2 B. 1/√2 C. 1/3 D. 1/4

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

C

11

C

21

D

31

B

41

B

2

D

12

A

22

C

32

C

42

D

3

C

13

D

23

B

33

D

43

A

4

D

14

C

24

C

34

D

44

D

5

B

15

A

25

B

35

A

45

D

6

A

16

A

26

B

36

A

46

A

7

B

17

C

27

D

37

D

47

A

8

C

18

D

28

C

38

A

48

B

9

B

19

B

29

B

39

C

49

A

10

D

20

D

30

B

40

C

50

B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
8
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm