Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Lý năm 2015 trường THPT Chuyên Sư Phạm, Hà Nội là một trong những đề thi thử môn Vật lý hay mà VnDoc muốn gửi tới các bạn, giúp các bạn hệ thống củng cố kiến thức môn Vật lý, rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm, chuẩn bị tốt cho các kì thi Quốc gia quan trọng sắp tới.

Tổng hợp đề thi thử THPT Quốc gia 2015 môn Tiếng Anh được tải nhiều nhất

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 2 năm 2015 trường THPT Chuyên Sư phạm, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Tiếng Anh lần 2 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ CHUẨN BỊ CHO KỲ THI THPT QUỐC GIA 2015

MÔN VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 Phút (50 câu trắc nghiệm)

Mã đề 111

Họ, tên thí sinh:.....................................................

Số báo danh:.............................Phòng thi:............................

Câu 1: Khi nói về biên độ dao động tổng hợp, phát biểu nào sau đây là sai?

Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ dao động phụ thuộc vào?

A. Biên độ của dao động thành phần thứ nhất

B. Biên độ của dao động thành phần thứ hai

C. Tần số chung của hai dao động thành phần

D. Độ lệch pha giữa hai dao động thành phần

Câu 2: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 40cm. Khi qua li độ x = 10 cm, vật có tốc độ bằng 20π√3 cm/s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là:

A. x = 10cos(2πt + π/2) (cm) B. x = 10cos(2πt - π/2) (cm)

C. x = 20cos(2πt + π/2) (cm) D. x = 10cos(πt + π/2) (cm)

Câu 3: Con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ 8cm và chu kì 0,4 s. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian t = 0 khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10m/s² và π² = 10. Thời gian ngắn nhất kể từ khi t = 0 đến khi lực đàn hồi của lò xo có độ lớn cực tiểu là:

A. 4/15s B. 7/30s C. 3/10s D.1/30s.

Câu 4: Vật dao động điều hòa với phương trình: x = 6cos(ωt - π) cm.Sau khoảng thời gian t = 1/30 s vật đi được quãng đường 9 cm. Số dao động toàn phần vật thực hiện được trong mỗi giây là:

A. 5 B. 10 C. 15. D. 20

Câu 5: Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ, khối lượng 10g, tích điện q = 5,66.10-6, được treo trên một sợi dây mành, cách điện, dài 1,4m. Con lắc được đặt trong một điện trường đều có phương nằm ngang, độ lớn E = 104 V/m, tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s². Cho con lắc dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Chu kì dao động của con lắc là:

A. 2,21 s B. 2,37s C. 2,12s D. 2,47s

Câu 6: Một con lắc gồm quả cầu nhỏ khối lượng m = 200g và một lò xo lí tưởng, có độ dài lo= 24 cm, độ cứng k = 49 N/m. Cho quả cầu dao động điều hòa với biên độ với biên độ 4 cm xung quanh vị trí cân bằng trên đường dốc chính của một mặt phẳng nghiêng (góc nghiêng α = 30o so với mặt phẳng ngang). Lấy g = 9,8 m/s², bỏ qua mọi ma sát. Chiều dài lò xo thay đổi trong phạm vi.

A. Từ 20 cm đến 28 cm B. Từ 22 cm đến 30 cm

C.Từ 24 cm đến 32 cm D. Từ 18 cm đến 26 cm

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Danh sách 65 cụm thi tỉnh kỳ thi THPT quốc gia

Những đồ dùng được phép mang vào phòng thi kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Lịch thi chính thức kỳ thi THPT Quốc gia 2015

Đáp án:

1.C 6.B 11.A 16.B 21.C 26.D 31.A 36.B 41.A 46.D

2.C 7.D 12.C 17.D 22.B 27.C 32.D 37.C 42.D 47.A

3.B 8.A 13.C 18.A 23.C 28.D 33.B 38.C 43.A 48.B

4.B 9.A 14.A 19.D 24.C 29.A 34.A 39.C 44.B 49.C

5.A 10.A 15.A 20.A 25.A 30.B 35.B 40.C 45.B 50.C

Đánh giá bài viết
79 37.990
Sắp xếp theo

    Môn Lý khối A

    Xem thêm