Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

Nhằm giúp các bạn thử sức trước kì thi THPT Quốc gia 2015, VnDoc xin giới thiệu đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An có đáp án kèm theo. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn ôn luyện môn Vật lý hiệu quả và đạt kết quả cao trong kì thi tới. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN I NĂM 2015
Môn: VẬT LÍ (Thời gian làm bài: 90 phút, 50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 135

Họ, tên thí sinh:......................................................Số báo danh ...................

Câu 1: Tại thời điểm t = 0, đầu O của sợi dây cao su đàn hồi dài, căng ngang bắt đầu dao động đi lên với biên độ a, tần số f = 2 Hz. Vận tốc truyền sóng v = 24 cm/s và coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Gọi P, Q là hai điểm trên dây cách O lần lượt 6 cm và 9 cm. Sau bao lâu kể từ khi O dao động (không kể khi t = 0), ba điểm O, P, Q thẳng hàng lần thứ hai

A. 0,387 s. B. 0, 375 s. C. 0,463 s. D. 0,5 s.

Câu 2: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Phát biểu nào sau đây là Sai?

A. Khi điện tích của tụ điện cực đại thì dòng điện qua cuộn dây bằng không.

B. Khi dòng điện qua cuộn dây cực đại thì điện áp giữa hai bản tụ bằng không.

C. Khi điện áp giữa hai bản tụ cực đại thì điện áp hai đầu cuộn dây bằng không.

D. Khi điện áp giữa hai bản tụ cực đại thì điện áp hai đầu cuộn dây cực đại.

Câu 3: Một người quan sát sóng nước lan truyền trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp nhau bằng 2 m và có 6 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong 8 s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng

A. 2,67 m/s. B. 1,25 m/s. C. 3,33 m/s. D. 2,5 m/s.

Câu 4: Một mạch dao động điện từ lí tưởng LC. Dùng nguồn điện một chiều có suất điện động 10 V cung cấp cho mạch một năng lượng 25μJ bằng cách nạp điện cho tụ. Sau đó, ngắt tụ ra khỏi nguồn và cho tụ phóng điện qua mạch LC, dòng điện tức thời trong mạch cứ sau khoảng thời gian π/4000 s lại bằng không. Độ tự cảm L của cuộn dây là

A. 0,125 H. B. 0,5 H. C. 1 H. D. 0,25 H.

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, gốc O ở VTCB. Tại các thời điểm t1, t2, t3 lò xo giãn a cm, 2a cm, 3a cm tương ứng với tốc độ của vật là v√8 cm/s, v√6 cm/s, v√2 cm/s. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và lò xo giãn trong một chu kỳ gần với giá trị nào nhất?

A. 0,6. B. 0,8. C. 0,7. D. 0,5.

Câu 6: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,6μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2,5 m. Trên màn, điểm M và N nằm cùng một phía so với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt là 2 mm và 8 mm. Tổng số vân sáng và vân tối trong khoảng MN là

A. 8. B. 10. C. 7. D. 9.

Câu 7: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1 = 1,75s và t2 = 2,5s, đồng thời tốc độ trung bình trong khoảng giữa hai thời gian này bằng 16 cm/s. Tọa độ chất điểm tại thời điểm t = 0s là

A. -4 cm. B. -3 cm. C. 4 cm. D. 0 cm.

Câu 8: Biên độ của một dao động cơ cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn. B. lực cản môi trường.

C. pha ban đầu của ngoại lực. D. tần số của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 9: Các con dơi bay và tìm mồi bằng cách phát và sau đó thu nhận các sóng siêu âm phản xạ từ con mồi. Giả sử một con dơi và một con muỗi bay thẳng đến gần nhau với tốc độ so với Trái Đất của dơi là 19 m/s, của muỗi là 1 m/s. Ban đầu, từ miệng con dơi phát ra sóng âm, ngay khi gặp con muỗi sóng phản xạ trở lại, con dơi thu nhận được sóng này sau 1/6 s kể từ khi phát. Tốc độ truyền sóng âm trong không khí là 340 m/s. Khoảng thời gian để con dơi gặp con muỗi (kể từ khi phát sóng) gần với giá trị nào nhất sau đây?

A. 1,49 s. B. 3,12 s. C. 1,81 s. D. 3,65 s

Câu 10: Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Biết L = CR2/4. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số góc thay đổi được. Đoạn mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc ω1 =100 rad/s và ω2 = 400 rad/s. Hệ số công suất với hai tần số góc trên của đoạn mạch bằng

A. 0,75. B. 0,8. C. 0,9. D. 0,85.

Câu 11: Đặt điện áp u = 220√2cos(100πt + φ) vào hai đầu mạch RLC nối tiếp theo đúng thứ tự có C thay đổi sao cho dòng điện trong mạch có biểu thức i = I0 cos(100πt) (A); đồng thời khi dùng hai vôn kế có điện trở rất lớnmắc vào hai đầu RL và C thì biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu các vôn kế lần lượt là uv1 = U01cos(100πt + π/3); uv2 = U02cos(100πt + φ2). Tổng số chỉ của hai vôn kế lớn nhất bằng

A. 720√3 V. B. 640 V. C. 720 V. D. 850 V.

Câu 12: Cho dòng điện ba pha có tần số góc ω chạy qua động cơ không đồng bộ ba pha thì roto của động cơ quay với tốc độ góc

A. lớn hơn ω. B. lớn hơn hay nhỏ hơn ω còn tùy thuộc vào tải của động cơ.

C. nhỏ hơn ω. D. bằngω.

Câu 13: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = 8cos(πt + π/4) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của chất điểm là đoạn thẳng dài 8 cm.

B. Tốc độ của chất điểm tại vị trí cân bằng là 8 cm/s.

C. Lúc t = 0, chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục Ox.

D. Chu kì biến đổi tuần hoàn của động năng là 1 s.

Câu 14: Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, chiếu vào khe S đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,490 μm và λ2. Trên màn quan sát trong một khoảng rộng đếm được 57 vân sáng, trong đó có 5 vân cùng màu với vân trung tâm và 2 trong 5 vân này nằm ngoài cùng của khoảng rộng. Biết trong khoảng rộng đó số vân sáng đơn sắc của λ1 nhiều hơn số vân sáng của λ2 là 4 vân. Bước sóng λ2 bằng

A. 0,560 μm. B. 0,550 μm. C. 0,551 μm. D. 0,542 μm.

Câu 15: Một vật dao động điều hòa theo trục Ox có phương trình x = 2cos(10t - π/6) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Nếu tại thời điểm t1 vật có vận tốc dương và gia tốc a1 = 1m/s2 thì ở thời điểm t2 = (t1 +π/20) (s), vật có gia tốc là

A. -√3/2 m/s2. B. -√3 m/s2. C. √3 m/s2. D. √3/2 m/s2.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý

1

C

11

D

21

D

31

C

41

B

2

C

12

C

22

C

32

C

42

A

3

B

13

D

23

D

33

A

43

D

4

A

14

A

24

C

34

B

44

C

5

B

15

B

25

D

35

D

45

A

6

A

16

D

26

B

36

A

46

A

7

B

17

C

27

C

37

A

47

B

8

C

18

B

28

D

38

A

48

B

9

A

19

C

29

A

39

D

49

B

10

B

20

D

30

D

40

A

50

A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Lý khối A

    Xem thêm