Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An là Đề thi thử đại học môn Hóa có đáp án, giúp các bạn ôn thi Tốt nghiệp môn Hóa, ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa và luyện thi đại học môn Hóa được chắc chắn và cẩn thận nhất.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh lần 1 năm 2015 trường THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An

Đề thi thử Quốc gia lần 1 năm 2015 môn Hóa học trường THPT Lương Thế Vinh, Quảng Bình

Đề thi thử Quốc gia môn Hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015
MÔN HÓA HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút)

Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh: ........................

ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất: X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH; X, Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na; khi đun nóng chất X với dung dịch H2SO4 loãng thì trong số các sản phẩm thu được, có một chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5. B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.
C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3. D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.

Câu 2: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ đều không làm mất màu nước brom?

A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH=CH2.
C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH2CH=CH2.

Câu 3: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH2CH2CH3. Vậy tên gọi của X là:

A. metyl butirat. B. propyl axetat. C. etyl propionat. D. isopropyl axetat.

Câu 4: Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong lọ không dán nhãn và thu được kết quả sau:

- X đều có phản ứng với cả 3 dung dịch: NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3.

- X không phản ứng với cả 3 dung dịch: NaOH, Ba(NO3)2, HNO3.

Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch BaCl2. B. Dung dịch CuSO4. C. Dung dịch Mg(NO3)2. D. Dung dịch FeCl2.

Câu 5: Phenol lỏng không có khả năng phản ứng với

A. kim loại Na. B. dung dịch NaOH. C. nước brom. D. dung dịch NaCl.

Câu 6: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A. FeCl3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)3.

Câu 7: Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét. Tơ nitron được tổng hợp từ monome nào sau đây?

A. Vinyl clorua. B. Acrilonitrin. C. Caprolactam. D. Axit ε-aminocaproic.

Câu 8: Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H10O3N2) và chất Z (C2H7O2N). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là:

A. 11,8. B. 12,5. C. 14,7. D. 10,6.

Câu 9: Phát biểu sai là:

A. Khi cho dung dịch axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy có kết tủa màu tím xuất hiện.
B. Amilozơ là polime có cấu trúc mạch không phân nhánh.
C. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
D. Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen).

Câu 10: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm KHCO3 và CaCO3 trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là:

A. 40. B. 50. C. 60. D. 100.

Câu 11: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là:

A. (1), (2) và (3). B. (3) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).

Câu 12: Hợp chất nào sau đây mà trong phân tử có liên kết ion?

A. H2S. B. HBr. C. NaNO3. D. H2SO4.

Câu 13: Cho dãy các chất sau: metan, xiclopropan, etilen, axetilen, benzen, stiren. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về các chất trong dãy trên?

A. Có 1 chất tạo được kết tủa với dung dịch bạc nitrat trong amoniac.
B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
C. Có 4 chất có khả năng làm mất màu dung dịch kali pemanganat.
D. Cả 6 chất đều có khả năng tham gia phản ứng cộng.

Câu 14: Hỗn hợp M gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó oxi chiếm 20,4255% khối lượng hỗn hợp. Cho 6,72 lít khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam M nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn N và hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hết toàn bộ N trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối (không có muối NH4NO3 sinh ra) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z so với H2 là 16,75. Giá trị của m là;

A. 96,25. B. 117,95. C. 80,75. D. 139,50.

Câu 15: Hỗn hợp X gồm valin và glyxylalanin. Cho a mol X vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M (loãng), thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1,75M đun nóng, thu được dung dịch chứa 30,725 gam muối. Giá trị của a là:

A. 0,275. B. 0,125. C. 0,150. D. 0,175.

Câu 16: Hỗn hợp M gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết π).Hiđro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng vừa đủ 7,84 lít H2 (đktc), thu được hỗn hợp N gồm hai ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Na. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 17,45 gam chất rắn. Công thức của X và Y lần lượt là;

A. CH3CHO và C3H5CHO. B. CH3CHO và C2H3CHO. C. HCHO và C3H5CHO. D. HCHO và C2H3CHO.

Câu 17: Trong dung dịch, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

A. glucozơ. B. axit axetic. C. ancol etylic. D. saccarozơ.

Câu 18: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 43,2. B. 64,8. C. 32,4. D. 27,0.

Câu 19: Trung hòa 6,75 gam amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng dư dung dịch HCl. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,225 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là:

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ở điều kiện thường?

A. Cho SiO2 vào dung dịch HF. B. Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH.
C. Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH. D. Cho kim loại Cu vào dung dịch dung dịch MgSO4.

Câu 21: Cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (hóa trị không đổi) và Mg (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2, thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết toàn bộ Y trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 1,12 lít H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Kim loại M là:

A. Al. B. Na. C. Ca. D. K.

Câu 22: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín có dung tích không đổi):

N2O4 (k) ↔ 2NO2 (k); ΔH > 0
(không màu) (màu nâu đỏ)

Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khi cho vào hệ phản ứng một lượng NO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Khi giảm áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm.
C. Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.
D. Khi hạ nhiệt độ của hệ phản ứng thì màu nâu đỏ nhạt dần.

Câu 23: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là:

A. CaSO4.0,5H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.2H2O.

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm este đơn chức X và hiđrocacbon không no Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một nguyên tử cacbon), thu được 0,65 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong M là:

A. 19,85%. B. 75,00%. C. 19,40%. D. 25,00%.

Câu 25: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(II) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH.
(III) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
(IV) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng.
(V) Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.

Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là

A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 26: Oligopeptit mạch hở X được tạo nên từ các α - amino axit đều có công thức dạng H2NCxHyCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, chỉ thu được N2; 1,5 mol CO2 và 1,3 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Số liên kết peptit trong X và giá trị của m lần lượt là

A. 9 và 27,75. B. 9 và 33,75. C. 10 và 33,75. D. 10 và 27,75.

Đáp án Đề thi thử Quốc gia môn Hóa

1.C 6.A 11.D 16.D 21.D 26.B 31.A 36.C 41.A 46.A
2.C 7.B 12.C 17.C 22.C 27.C 32.C 37.A 42.B 47.B
3.B 8.C 13.A 18.B 23.D 28.D 33.A 38.A 43.D 48.B
4.A 9.A 14.B 19.A 24.C 29.A 34.B 39.D 44.C 49.B
5.D 10.B 15.B 20.D 25.D 30.D 35.D 40.C 45.A 50.A

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm