Đề thi thử đại học môn vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (lần 4)

Nhằm giúp các bạn học sinh tự ôn luyện tốt môn lí chuẩn bị cho kì thi đại học sắp tới, VnDoc.com xin giới thiệu "Đề thi thử đại học môn vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (lần 4)". Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Đề thi thử đại học môn vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (lần 3), Đề thi thử đại học môn vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (lần 5).

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN VẬT LÝ - CHUYÊN KON TUM (LẦN 4)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TẤT THÀNH KON TUM
(Đề thi gồm 5 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC_ CAO ĐẲNG - LẦN 4
MÔN: VẬT LÝ _ NĂM HỌC 2013-2014
Thời gian làm bài: 90 phút;

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 Js; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.1023 mol-1; gia tốc trọng trường g = 10m/s2 ;1u = 931,5 MeV/c2.

ĐỀ BÀI

Câu 1: Hai mạch dao động L1C1 và L2C2 lí tưởng có chu kì dao động riêng tương ứng là T1 và T2 với T2 = 3T1. Tại thời điểm t = 0 điện tích của mỗi tụ đều có độ lớn cực đại Q0. Khi điện tích của mỗi tụ đều có độ lớn là q thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện i1 / i2 chạy trong hai mạch là:

A. 1,5. B. 2. C. 2,5. D. 3.

Câu 4: Khi một con lắc đơn dao động, ta thấy lực căng dây cực đại bằng 4 lần lực căng dây cực tiểu. Biết l = 80cm. Tốc độ của vật khi động năng bằng thế năng là:

A. 2л/3 m/s. B. л m/s. C. 2 m/s. D. 1 m/s.

Câu 5: Một động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động bình thường khi hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu mỗi cuộn dây là 220V. Trong khi đó chỉ có một mạng điện xoay chiều ba pha do một máy phát ba pha tạo ra, suất điện động hiệu dụng ở mỗi pha là 127V. Để động cơ hoạt động bình thường thì ta phải mắc theo cách nào sau đây?

A. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

B. Ba cuộn dây của máy phát theo hình tam giác, ba cuộn dây của động cơ theo tam giác.

C. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình tam giác.

D. Ba cuộn dây của máy phát theo hình sao, ba cuộn dây của động cơ theo hình sao.

Câu 6: Hai con lắc đơn có chiều dài l1 và l2 hơn kém nhau 30cm, được treo tại cùng một nơi. Trong cùng một khoảng thời gian như nhau chúng thực hiện được số dao động lần lượt là 12 và 8. Chiều dài l1 và l2 tương ứng là:

A. 60cm và 90cm; B. 24cm và 54cm; C. 90cm và 60cm; D. 54cm và 24cm;

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng.

C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

Đánh giá bài viết
1 560
Sắp xếp theo

    Luyện thi đại học khối A

    Xem thêm