Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 2) có 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết đi kèm, là đề luyện thi THPT Quốc gia môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn củng cố và nâng cao kỹ năng làm bài môn Lý hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2016

Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý tỉnh Vĩnh Phúc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 2 NĂM 2016

Môn: VẬT LÍ (Thời gian làm bài: 90 phút, 50 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện luôn:

A. sớm pha π/2. B. trễ pha π/2.
C. sớm pha π/4. D. trễ pha π/4.

Câu 2: Mạng điện dân dụng ở nước ta có tần số 50 Hz. Tần số góc của dòng điện chạy qua các thiết bị điện gia đình là:

A. 100 rad/s. B. 50 rad/s. C. 50π rad/s. D. 100π rad/s.

Câu 3: Trong mạch dao động LC lí tưởng, gọi i, I0 là cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây; u, U0 là điện áp tức thời và điện áp cực đại giữa hai bản tụ. Đặt α = 1/I0; β = u / U0. Tại cùng một thời điểm tổng α + β có giá trị lớn nhất bằng:

A. √3. B. 1. C. 2. D. √2.

Câu 4: Cầu vồng là kết quả của hiện tượng:

A. nhiễu xạ ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. giao thoa ánh sáng. D. khúc xạ ánh sáng.

Câu 5: Trong kỹ thuật truyền thanh, sóng AM (sóng cao tần biến điệu) là:

A. sóng có tần số cao tần nhưng biên độ biến thiên theo tần số âm tần cần truyền đi.
B. sóng có tần số cao tần nhưng tần số biến thiên theo tần số âm tần cần truyền đi.
C. sóng có tần số cao tần với biên độ không đổi.
D. sóng có tần số âm tần với biên độ không đổi.

Câu 6: Một mạch LC có điện trở không đáng kể, dao động điện từ tự do trong mạch có chu kỳ 2.10-4 s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi tuần hoàn với chu kỳ là:

A. 1,0.10-4s. B. 2,0.10-4s. C. 4,0.10-4s. D. 0,5.10-4s.

Câu 7: Đối với con lắc lò xo, khi khối lượng của vật nặng tăng 1,44 lần thì chu kì dao động của nó

A. giảm 1,2 lần. B. tăng 1,44 lần. C. tăng 1,2 lần. D. giảm 1,44 lần.

Câu 8: Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tia X có tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
B. Tia X có khả năng đâm xuyên kém hơn tia hồng ngoại.
C. Tia X có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.
D. Tia X không thể được tạo ra bằng cách nung nóng các vật.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa với chu kỳ T thì pha của dao động

A. là hàm bậc nhất của thời gian. B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không đổi theo thời gian. D. là hàm bậc hai của thời gian.

Câu 10: Một vật khối lượng 1 kg dao động điều hoà với chu kỳ T = π/5s, năng lượng của vật là 0, 02J. Biên độ dao động của vật là:

A. 2 cm. B. 6 cm. C. 8 cm. D. 4 cm.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật Lý - Số 3

1. B

2. D

3. D

4. B

5. A

6. A

7. C

8. D

9. A

10. A

11. C

12. A

13. D

14. B

15. B

16. C

17. C

18. A

19. C

20. C

21. A

22. B

23. B

24. D

25. A

26. A

27. D

28. B

29. D

30. B

31. D

32. A

33. C

34. C

35. A

36. A

37. B

38. A

39. A

40. B

41. D

42. D

43. C

44. D

45. C

46. C

47. A

48. B

49. A

50. A

Đánh giá bài viết
2 1.802
Sắp xếp theo

Môn Lý khối A

Xem thêm