Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật lý tháng 3 năm 2016 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, đây là đề luyện thi THPT Quốc gia hữu ích dành cho các bạn học sinh, giúp các bạn luyện tập và nâng cao kỹ năng là bài môn Lý hiệu quả.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Triệu Sơn 2, Thanh Hóa

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Vật lý trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Hà Nội

SỞ GD - ĐT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

(Đề thi có 06 trang)

ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA

THÁNG 3 - NĂM 2016 Môn: VẬT LÝ

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Cho biết: hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s; số Avôgađrô = 6,02.1023 mol-1.

Câu 1. Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe a = 3 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát D = 3 m. Bước sóng ánh sáng đơn sắc do nguồn S phát ra là λ = 0,55 μm. Trên màn quan sát thấy điểm M ở phía trên cách vân trung tâm 2,5 mm, điểm N ở phía dưới cách vân trung tâm 1,5 mm. Số vân sáng giữa hai điểm M và N nói trên là:

A. 5. B. 9. C. 6. D. 7.

Câu 2. Con lắc đơn gồm quả cầu khối lượng m = 0,1 kg mang điện tích q = 10-7 C được treo bằng sợi dây không dãn, cách điện, khối lượng không đáng kể và có chiều dài l = 40 cm. Con lắc đặt trong một điện trường đều E có phương ngang và cường độ E = 2.106 V/m. Ban đầu quả cầu được giữ cách điện để sợi dây thẳng đứng, sau đó buông nhẹ cho dao động điều hòa. Lấy g = 9,8 m/s2. Tần số góc và biên độ dao động của quả cầu là:

A. 2,5 rad/s; 8 cm. B. 5 rad/s; 8 cm. C. 8 rad/s; 4 cm. D. 2,5 rad/s; 4 cm.

Câu 3. Một mạch dao động lí tưởng có độ tự cảm L. Khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số riêng của mạch là f1 = 60 MHz, khi tụ điện có điện dung C2 thì tần số riêng của mạch là f2 = 80 MHz. Ghép các tụ C1, C2 song song thì tần số riêng của mạch là:

A. 20 MHz. B. 100 MHz. C. 48 MHz. D. 140 MHz.

Câu 4. Một nguồn sáng điểm phát đồng thời hai bức xạ màu đỏ có bước sóng λ1 = 0,64 μm và màu xanh lam có bước sóng λ2 (0,45 μm ≤ λ2 ≤ 0,51 μm) chiếu vào hai khe Y-âng. Trên màn quan sát giao thoa người ta thấy giữa vân sáng cùng màu gần nhất với vân sáng chính giữa có bảy vân sáng màu xanh lam. Số vân sáng màu đỏ giữa hai vân sáng cùng màu ở trên là:

A. 5. B. 4. C. 6. D. 3.

Câu 5. Trên mặt thoáng chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B dao động cùng pha, cách nhau 8 cm. Về một phía của A, B lấy thêm hai điểm C và D trên mặt chất lỏng sao cho CD = 4 cm và hợp với A, B tạo thành hình thang cân ABCD. Biết bước sóng λ = 1 cm. Để trên CD có 5 điểm dao động cực đại thì đường cao lớn nhất của hình thang là:

A. 3 5 cm. B. 4 cm. C. 6 2 cm. D. 2 2 cm.

Câu 6. Chọn câu đúng khi nói về các loại quang phổ.

A. Mỗi nguyên tố hóa học trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau có các quang phổ vạch khác nhau.
B. Vị trí các vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một khối khí loãng trùng với các vạch màu trong quang phổ phát xạ của khối khí đó.
C. Vị trí các vạch màu trong quang phổ hấp thụ của một khối khí loãng trùng với các vạch tối trong quang phổ phát xạ của khối khí đó.
D. Quang phổ Mặt Trời thu được trên Trái Đất là quang phổ liên tục.

Câu 7. Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có phương trình dao động tương ứng là: x1 = A1cos(ωt + φ1); x2 = A2cos(ωt + φ2). Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ dao động của hai chất điểm thỏa mãn hệ thức: 5x12 + 7x22 = 122. Khi chất điểm thứ nhất đi qua li độ x1 = - 2 cm với tốc độ 7 cm/s thì chất điểm thứ hai đạt tốc độ:

A. 2,0 cm/s. B. 8,5 cm/s. C. 4,0 cm/s. D. 2,6 cm/s.

Câu 8. Chọn câu đúng. Tốc độ truyền sóng điện từ:

A. phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của nó.
B. không phụ thuộc vào cả môi trường truyền sóng và tần số của sóng.
C. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của sóng.
D. phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng không phụ thuộc vào tần số của sóng.

(Còn tiếp)

Đánh giá bài viết
5 1.714
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 12

    Xem thêm