Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu luyện tập môn Sinh hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng 2016 sắp tới. Mời các bạn tham khảo.
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2016MÔN SINH HỌC (Thời gian làm bài: 90 phút) |
Họ tên thí sinh:..........................................
Số báo danh:..............................................
Câu 1: Cơ sở tính quy luật của hiện tượng di truyền các tính trạng được quy định bởi gen trong nhân là:
A. Sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân và sự tổ hợp tự do của các giao tử trong thụ tinh.
B. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính phân li theo nhiễm sắc thể giới tính.
C. Sự vận động của vật chất di truyền qua các thế hệ có tính quy luật chặt chẽ thông qua cơ chế nguyên phân và giảm phân.
D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể di truyền cùng nhau,
Câu 2: Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sai?
A. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức phiên mã.
B. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
C. Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế khi cấu trúc gen ngừng hoạt động.
D. Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều operon.
Câu 3: Trong một gia đình có chồng nhóm máu B, vợ có nhóm máu O. Bên chồng có bố mang nhóm máu B, mẹ mang nhóm máu AB. Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về gia đình trên?
A. Cặp vợ chồng có thể sinh con có nhóm máu O.
B. Xác suất sinh con trai đầu lòng mang nhóm máu B của cặp vợ chồng này là 50%.
C. Kiểu gen của ông nội có thể là IBIO.
D. Kiểu gen của bà nội là IAIB.
Câu 4: Khi nghiên cứu về di truyền người thu được một số kết quả sau:
(1) Các năng khiếu toán học, âm nhạc, hội họa có cơ sở di truyền đa gen, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
(2) Hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ do đột biến số lượng NST.
(3) Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X.
(4) Các đặc điểm tâm lí, tuổi thọ chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
(5) Tính trạng về nhóm máu, máu khó đông hoàn toàn phụ thuộc vào kiểu gen.
(6) Mắt đen trội hơn mắt nâu, tóc quăn trội hơn tóc thẳng.
Có bao nhiêu kết quả thu được thông qua phương pháp nghiên cứu phả hệ.
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 5: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho các cây hoa tím (P) lai với cây hoa tím có kiểu gen dị hợp tử, F1 thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Cho các cây hoa tím F1 tự thụ phấn, xác suất thu được hoa trắng ở đời con là 13,6%.
B. Có ba kiểu gen quy định cây hoa tím.
C. Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là 2 : 2 :1.
D.Trong số những cây hoa tím ở F1 cây hoa tím có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 50%.
Câu 6: Trong sản xuất nông nghiệp để tăng hàm lượng đạm trong đất, người ta sử dụng mối quan hệ:
A. Giữa các loài thực vật và vi khuẩn sống trong cơ thể thực vật.
B. Giữa tảo và nấm sợi tạo địa y.
C. Giữa rêu và cây lúa.
D. Giữa vi khuẩn tạo nốt sần và rễ cây họ đậu.
Câu 7: Xét một cơ thể đực ở một loài động vật (có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY) giảm phân hình thành tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng ở tất cả các tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại cặp nhiễm sác thể số 1, 2, 3; cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân II. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là.
A. 2n = 10 B. 2n = 12 C. 2n = 8 D. 2n = 16
Câu 8: Một cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân hình thành giao tử, trong quá trình đó một số tế bào không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa mà cơ thể đó có thể tạo ra là:
A. 9 B. 10 C. 11 D. 7
Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt dài. Hai cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường. Cho cây thuần chủng có kiểu hình thân cao, hạt tròn giao phấn với cây thân thấp hạt dài thu được F1. Cho cây F1 giao phấn với nhau thu được 4 kiểu hình. Theo lí thuyết kết quả nào dưới đây không phù hợp với kiểu hình thân thấp, hạt dài?
A. 4,6% B. 8,2% D. 12,5% D. 6,25%
Câu 10: Ở người alen B quy định hói đầu, alen b quy định kiểu hình bình thường, kiểu gen Bb quy định hói đầu ở nam và bình thường ở nữ. Quan sát một quần thể cân bằng có 10% người hói đầu. Cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. 0,2BB : 0,1Bb : 0,7bb B. 0,01BB : 0,18Bb : 0,81bb
C. 0,81BB : 0,01Bb : 0,18bb D. 0,18BB : 0,01Bb : 0,81bb
Câu 11: Cho các giống lúa có kiểu gen như sau:
Giống 1: AABbDd
Giống 2: AabbDD
Giống 3: aabbDd
Giống 4: aaBBdd
Số giống có đặc tính di truyền ổn định là
A. 1 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 12: Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra đột biến và trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 28 loại giao tử. Lấy hạt phấn của cây trên thụ phần cho một cây cùng loài thu được hợp tử. Hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào con với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử trên thuộc thể:
A. Tam bội B. Ba nhiễm C. Tứ bội D. Lệch bội
Câu 13: Phát biểu nào không đúng khi nói về ARN.
A. Cấu tạo từ một hay hai chuỗi polinuleotit.
B. Có bốn loại đơn phân A, T, G, X.
C. Có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
D. Đơn phân gồm ba thành phần: H3PO4, bazơ nitơ, C5H10O5.
Câu 14: "Các yếu tố ngoại cảnh thay đổi chậm mà sinh giới vẫn phát biểu nhanh chóng". Giải thích nào sau đây không đúng?
A. Tốc độ biến đổi các loài không phụ thuộc vào áp lực của chọn lọc tự nhiên.
B. Tốc độ biến đổi các loài phụ thuộc chủ yếu vào áp lực của chọn lọc tự nhiên.
C. Các nhóm sinh vật xuất hiện sau đã kế thừa các đặc điểm có lợi của các nhóm sinh vật xuất hiện trước.
D. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo con đường phân li.
Câu 15: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho các cây cà chua quả đỏ tam bội, tứ bội giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các loại giao tử tạo thành đều có khả năng thụ tinh. Có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?
A. 6 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 16: Cho lai cá thể có kiểu gen dị hợp tử về 3 cặp gen với một cá thể khác cùng loài, theo lý thuyết kiểu hình F1 phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 :1 : 1 : 1 : 1. Có bao nhiêu quy luật di truyền thỏa mãn kết quả trên?
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 17: Cho cây hoa đỏ lưỡng bội (P) giao phấn với hai cây lưỡng bội cùng loài trong hai phép lai.
Phép lai 1: Cây hoa đỏ lai với cây hoa vàng, đời con thu được 90 cây hoa đỏ; 90 cây hoa vàng; 60 cây hoa trắng.
Phép lai 2: Cây hoa đỏ đem lai phân tích, đời con thu được 30 cây hoa đỏ; 30 cây hoa vàng; 6 cây hoa trắng.
Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, kết luận nào sau đây đúng?
A. Nếu cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, xác suất xuất hiện hoa trắng ở đời con là 6,25%.
B. Hai gen quy đinh tính trạng màu sắc hoa cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và di truyền liên kết.
C. Màu đỏ của hoa được hình thành do sự tương tác giữa hai gen trội không alen.
D. Có ba kiểu gen quy định kiểu hình hoa vàng.
Câu 18: Ở một loài thực vật, cho lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng F1 thu được 100% cây thân cao, hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, F2 phân li theo tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ : 25% thân cao, hoa trắng. Biết các gen quy định các tính trạng này nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Nhận định nào sau đây không chính xác?
A. Hai tính trạng này có thể do một gen quy định.
B. Mỗi tính trạng do một gen quy định, các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
C. Cây F1 có kiểu gen dị hợp tử.
D. Cho các cây thân cao, hoa đỏ ở F2 tạp giao, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 8 đỏ : 1 trắng.
(Còn tiếp)