Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM (Lần 1)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Phú Nhuận, TP. HCM (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, gồm 50 câu hỏi có đáp án đi kèm, với độ khó tương đương đề thi chính thức của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành, giúp các bạn củng cố và chuẩn bị tốt nhất cho các bạn thí sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia 2016.
Đề thi thử ĐHQGHN 2015 phần Khoa học tự nhiên
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Sinh học trường THPT Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM TRƯỜNG THPT PHÚ NHUẬN Mã đề thi 132 | ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 – 2015 - 2016MÔN: SINH – KHỐI B Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) |
Câu 1: Trong mã di truyền, có bao nhiêu tổ hợp các bộ ba không chứa X?
A. 37 B. 8 C. 16 D. 27
Câu 2: Ở 1 loài vi khuẩn, mạch bổ sung với mạch khuôn của gen có tỉ lệ các loại nucleotit A, T, G, X lần lượt là: 10%; 20%; 30% và 40%. Khi gen trên phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường nội bào 360 nucleotit loại A, trên mỗi mARN có 5 riboxom dịch mã 1 lần. Số lượng nucleotit môi trường cung cấp cho phiên mã và số lượt tARN đã tham gia quá trình dịch mã là:
A. 7200 nucleotit và 5985 lượt tARN. B. 3600 nucleotit và 1995 lượt tARN.
C. 3600 nucleotit và 5985 lượt tARN. D. 1800 nucleotit và 2985 lượt tARN.
Câu 3: Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có mẹ bị điếc bẩm sinh. Bên phía người chồng có em gái bị điếc bẩm sinh. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này là con trai và không bị cả hai bệnh này là:
A. 5/16 B. 5/24 C. 5/8 D. 9/32
Câu 4: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới
Câu 5: Ở một loài thực vật, khi lai 2 giống thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản được F1 đồng loạt cây cao, hạt vàng. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có tỉ lệ 67,5% cây cao, hạt vàng: 17,5% cây thấp, hạt trắng: 7,5% cây cao, hạt trắng: 7,5% cây thấp, hạt vàng. Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới đực. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây thấp, hạt trắng thì loại kiểu hình cây cao, hạt vàng ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 67,5% B. 15% C. 25% D. 35%
Câu 6: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (1) và (2) B. (3) và (4) C. (1) và (4) D. (2) và (3)
Câu 7: Cho quy ước gen ở một loài thực vật: A: Quả đỏ; a: Quả xanh; B: Chín sớm; b: Chín muộn.
Hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST tương đồng. Khi tự thụ phấn giữa F1 dị hợp hai cặp gen thu được 4 loại kiểu hình, trong số 2400 cây, có 384 cây quả xanh, chín muộn. F1 có kiểu gen và tần số hoán vị là:
Câu 8: Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội là do:
A. Tế bào sinh dục bị đột biến khi thực hiện giảm phân.
B. Một hay một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến đa bội.
C. Hợp tử bị đột biến đa bội.
D. Sự thụ tinh giữa các giao tử bất thường.
Câu 9: Tính trạng nào sau đây ở người, do gen nằm trên NST giới tính qui định?
I. Bệnh mù màu (đỏ, lục).
II. Bệnh bạch tạng.
III. Dị tật dính ngón tay hai và ba bằng màng nối.
IV. Bệnh máu khó đông.
V. Bệnh đái tháo đường.
Phương án đúng là:
A. I, III, IV, V B. I, III, IV C. II, III, IV, V D. I, II, IV
Câu 10: Trong chọn giống thực vật, con người tạo ra giống đồng hợp về tất cả các gen bằng phương pháp:
A. Tự thụ phấn. B. Lai tế bào sinh dưỡng
C. Tự thụ phấn và lai phân tích. D. Nuôi cấy hạt phấn
Câu 11: Các kỉ trong đại Cổ sinh được xếp theo thứ tự là:
A. Xilua – Ôcđôvic – Cambri – Đêvôn – Than đá – Pecmi
B. Cambri – Ôcđôvic - Xilua – Đêvôn– Than đá – Pecmi
C. Cambri – Ôcđôvic – Đêvôn - Xilua– Than đá – Pecmi
D. Ôcđôvic – Cambri – Xilua – Đêvôn – Than đá – Pecmi
(Còn tiếp)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Sinh học
1. D 2. C 3. B 4. C 5. D 6. D 7. A 8. B 9. B 10. D | 11. B 12. A 13. B 14. B 15. D 16. A 17. C 18. B 19. C 20. B | 21. C 22. D 23. A 24. C 25. D 26. C 27. A 28. B 29. D 30. D | 31. A 32. C 33. D 34. C 35. A 36. A 37. B 38. A 39. A 40. D | 41. B 42. C 43. C 44. C 45. D 46. A 47. B 48. A 49. C 50. C |