Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi chuẩn bị tốt cho kì thi THPT Quốc gia môn Sinh học sắp diễn ra, VnDoc mời các bạn cùng tham khảo: Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Tĩnh (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi (Lần 2)

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT PHÙNG KHẮC KHOAN

Mã đề 001

ĐỀ THI THỬ
KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017
BÀI THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
PHẦN THI SINH HỌC
Thời gian làm phần thi 50'
(đề thi có 6 trang)

Họ và tên thí sinh................................................SBD............

Câu 81. Một phân tử ADN dài 0,4080µm, mạch gốc của gen có tỉ lệ các đơn phân A:T:G:X = 1:3:2:4. Số nuclêôtit loại X của mARN do gen trên phiên mã tạo thành là

A. 120. B. 600. C. 240. D. 480.

Câu 82. Nói về mã di truyền có một số nhận định như sau:

1- Mã di truyền của mỗi sinh vật có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng cho sinh vật đó.
2- Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nuclêôtit mà không gối lên nhau.
3- Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều từ 3' 5'
4- Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là mỗi loài khác nhau có riêng một bộ mã di truyền.
5- Mã di truyền có tính phổ biến, tức là một bộ ba có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
6- Có 61 bộ mã di truyền tham gia mã hóa các axit amin.
7- Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin trừ AUG và UGG.

Số nhận định không đúng là

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 83. Nhận định đúng khi nói về điều hòa hoạt động của gen trong mô hình operon – lac của Jacob – Mono

A. Gen điều hòa (R) khi hoạt động sẽ tổng hợp chất ức chế
B. Vùng vận hành (O) là nơi tổng hợp chất ức chế
C. Vùng khởi động (P) luôn bị chất ức chế bám vào
D. Cụm gen cấu trúc (Z, Y, A) hoạt động khi môi trường không có lactozơ

Câu 84. Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X = A + T. Gen A bị đột biến điểm thành alen a, alen a có ít hơn alen A 3 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit loại G của gen a là

A. 904. B. 678. C. 1581. D. 1582.

Câu 85. Một bazơ nitơ Ađênin của gen trở thành dạng hiếm (A*) thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến

A. thêm 1 cặp nuclêôtit A-T.
B. thay thế 1 cặp nuclêôtit G-X thành A-T.
C. mất 1 cặp nuclêôtit G-X.
D. thay thế 1 cặp nuclêôtit A-T thành G-X.

Câu 86. Tính chất nào sau đây không phải của kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học?

A. Kích thước cơ thể nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến sớm.
B. Sinh sản nhanh, sức sinh sản cao; chịu tác động chủ yếu của các nhân tố hữu sinh.
C. Mẫn cảm với sự biến động của các nhân tố vô sinh; đường cong tăng trưởng hình chữ J.
D. Không biết chăm sóc con non hoặc chăm sóc con non kém.

Câu 87. Nhận định về cơ sở tế bào học của quy luật phân ly – di truyền Menden:

1. Nhân tố di truyền chính là gen
2. Trong TB dinh dưỡng các gen tồn tại thành cặp alen trên cặp NST tương đồng
3. Các NST trong cặp NST tương đồng phân li đồng đều kéo theo phân li của các alen trên đó
4. Các gen quy định các tính trạng phải nằm trên cùng một cặp NST

Số nhận định đúng là:

A. 1 B. 4 C. 2 D. 3

Câu 88. Phát biểu đúng khi nói về tần số hoán vị gen (f)

A. Luôn xảy ra ở 2 giới
B. f ≤ 50%
C. Tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen
D. Ruồi giấm đực có: 10% ≤ f ≤ 50%

Câu 89. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào của đột biến lệch bội thể một nhiễm kép đang ở cuối kì sau của nguyên phân thì có số nhiễm sắc thể kép là

A. 22. B. 0. C. 26. D. 44.

Câu 90. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là ví dụ về cách li

A. sinh thái. B. tập tính.
C. cơ học. D. thời gian (mùa vụ).

Câu 91. Có bao nhiêu ý không đúng khi nói về cách làm tiêu bản quan sát NST trong NST trong TB sinh dục của châu chấu đực

1. Dùng kéo cắt bỏ cánh, chân của châu chấu đực
2. Kéo đứt ngực bụng châu chấu để bung ra nội quan trong đó có tinh hoàn
3. Đưa tinh hoàn lên phiến kính (lam kính), nhỏ nước cất, tách mỡ khỏi tinh hoàn...
4. Có thể dùng oocxein axetic nhỏ lên tinh hoàn để nhuộm (15-20 phút)
5. Sau khi xử lý xong tiêu bản, quan sát tiêu bản ở bội giác lớn nhất đến nhỏ nhất.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 92. Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen (Aa; Bb; Dd; Ee) phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp. Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10 cm so với alen lặn, cây cao nhất là 250 cm. Phép lai giữa cây cao nhất và cây thấp nhất được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AaBBddEe được F2. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ số cây cao 220 cm chiếm tỉ lệ:

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Câu 93. Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 8% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có 12% số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân II, các cặp nhiễm sắc thể khác diễn ra bình thường. Ở đời con của phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AabbDd, hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ

A. 80,96%. B. 19,04%. C. 20%. D. 9,6%.

Câu 94. Số câu phát biểu đúng trong các câu sau:

1. Biến động chu kỳ ngày đêm thường xảy ra ở những loài có kích thước cơ thể nhỏ
2. Loài ưu thế có khả năng quyết định hướng phát triển của quần xã
3. Do tiêu hao năng lượng qua các bậc dinh dưỡng nên chuỗi thức ăn không quá dài
4. Cây ưa sáng thường có lá dày, cây ưa bóng thường có lá mỏng

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 95. Sơ đồ phả hệ dưới đây cho biết một bệnh ở người do một trong hai alen của gen quy định, không xảy ra đột biến ở các thế hệ.

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Trong các dự đoán sau:

(1) Xác suất để người số (10) mang alen lặn là 9/19.
(2) Xác suất sinh ra con trai bị bệnh của (7) × (8) là 10/19.
(3) Xác suất sinh ra con trai không bị bệnh của (7) × (8) là 19/42.
(4) Xác suất để (7) không mang alen lặn là 11/21.
(5) Xác suất 7 và 8 sinh thêm hai con không bệnh là 324/441

Có bao nhiêu dự đoán đúng?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 1

Câu 96. Cho con đực (XY) có mắt trắng giao phối với con cái (XX) có mắt đỏ được F1 đồng loạt mắt đỏ. Các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được 18,75% con đực mắt đỏ : 25% con đực mắt vàng : 6,25% con đực mắt trắng : 37,5% con cái mắt đỏ : 12,5% con cái mắt vàng. Nếu cho con đực mắt đỏ F2 giao phối với con cái mắt đỏ F2 thì kiểu hình mắt đỏ ở đời con có tỉ lệ

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Câu 97. Một quần thể thực vật tự thụ phấn ở thế hệ xuất phát có 400 cây hoa màu đỏ (BB), 400 cây hoa màu hồng (Bb), 200 cây hoa màu trắng (bb). Tần số alen và tỉ lệ cây hoa trắng trong quần thể ở F4 là

A. B = 0,6; b = 0,4 và 38,75%. B. B = 0,4; b = 0,6 và 38,75%.
C. B = 0,8; b = 0,2 và 20%. D. B = 0,2; b = 0,8 và 20%.

Câu 98. Ở người, hệ nhóm máu ABO do 3 alen quy định là IA; IB và I0. Trong một quần thể cân bằng, cứ 2000 người thì có 320 người nhóm máu A dị hợp tử và 80 người nhóm máu O. Một người chồng có nhóm máu A và người vợ có nhóm máu B, xác suất đứa con đầu lòng của họ có nhóm máu O là

Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học

Câu 99. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Xét các phép lai:

1- AaBb x AaBB. 2- AaBb x aaBb. 3- AAbb x aaBb.
4- Aabb x aaBb. 5- AaBb x aabb. 6- aaBb x AaBB.

Theo lí thuyết, những phép lai cho đời con chỉ có 2 loại kiểu hình là

A. 2, 4, 6. B. 2, 4, 5. C. 1, 3, 5. D. 1, 3, 6.

Câu 100. Khi cônsixin có nồng độ 0,1% - 0,2% ngấm vào tổ chức mô sống, nó sẽ có vai trò (A), làm xuất hiện loại đột biến (B). Vậy (A) và (B) lần lượt là

A. đứt gãy bộ máy di truyền; nhiễm sắc thể.
B. cản trở thoi phân bào xuất hiện; lệch bội.
C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc; đa bội thể.
D. làm nhiễm sắc thể nhân đôi; đa bội thể.

Câu 101. Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.

Câu 102. Tần số đột biến gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:

1- Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng hơn so với đột biến nhiễm sắc thể.
2- Số lượng gen trong quần thể rất lớn.
3- Đột biến gen thường ở trạng thái lặn, khó biểu hiện thành kiểu hình.
4- Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến gen và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
5- Đột biến gen thường ở trạng thái trội, biểu hiện ngay thành kiểu hình.
6- Đột biến gen tạo được nguyên liệu sơ cấp còn đột biến nhiễm sắc thể tạo nguyên liệu thứ cấp

Số ý đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 103. Một quần thể ngẫu phối cân bằng, A quy định thân đen, trội hoàn toàn, a thân trắng. Xác định tỷ lệ kiểu gen quần thể sau ngẫu phối. Biết quần thể ban đầu có tích tỷ lệ thân đen và trắng thuần chủng là 2,56%, các cá thể thân trắng không có khả năng sinh sản hữu tính.

A. 640 AA : 320 Aa : 40 aa..
B. 36/49 AA : 12/49 Aa : 1/49 aa
C. 9/25 AA : 12/25 Aa : 4/25 aa.
D. 25/36 AA : 10/36 Aa : 1/36 aa

Câu 104. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Từ các quần thể của loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C. Trong cùng 1 nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích lũy các biến dị theo 1 hướng xác định.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.

Câu 105. Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể trong quần thể không theo chu kỳ?

A. Ở miền Bắc Việt Nam, những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC số lượng ếch nhái giảm.
B. Sự biến động số lượng mèo rừng Canađa đúng theo chu kỳ biến động số lượng của thỏ.
C. Ở Việt Nam, hằng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô,... chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.
D. Loài Rươi sống ở nước lợ có dạng biến động "Tháng 9 đôi mươi, tháng mười mùng 5".

Câu 106. Cho một số khu sinh học:

(1) Đồng rêu.
(2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.
(3) Rừng lá kim phương bắc.
(4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

A. (2) (3) (4) (1). B. (1) (2) (3) (4).
C. (2) (3) (1) (4). D. (1) (3) (2) (4).

Câu 107. Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?

A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và mật độ 33 cá thể/1 m2
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và mật độ 12 cá thể/1 m2
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và mật độ 34 cá thể/1 m2
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và mật độ 9 cá thể/1 m2

Câu 108. Quan hệ đối kháng giữa các quần thể trong quần xã thể hiện ở mối quan hệ giữa

(1) Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.
(2) Địa y và cây gỗ.
(3) Cá đực ký sinh trên cá cái cùng loài.
(4) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(5) Lúa và cỏ dại trong cùng một ruộng lúa.

Phương án đúng là

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 3, 4.

Câu 109. Dạng phân bố cá thể của quần thể phổ biến nhất trong tự nhiên xảy ra khi

A. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất.
B. môi trường đồng nhất, nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. môi trường không đồng nhất, các cá thể đang trốn tránh kẻ thù.

Câu 110. Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây là không đúng?

A. Là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
B. Những loài rộng thực không phải là những mắt xích chung.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
D. Hệ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ.

Câu 111.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Hình bên mô tả hiện tượng trao đổi chéo không cân tạo thành 4 giao tử, hai giao tử còn thiếu trong hình trên là:

A. lặp đoạn và chuyển đoạn B. Chuyển đoạn và bình thường
C. Bình thường và lặp đoạn D. Đảo đoạn và nất đoạn

Câu 112. Cho phép lai P: ♀AaBbDd x ♂aaBbdd, theo lí thuyết thì ở đời F1 có bao nhiêu % số cá thể không thuần chủng?

A. 81,25%. B. 12,5%. C. 18,75%. D. 87,5%.

Câu 113 Sinh vật nào sau đây không được gọi là sinh vật biến đổi gen?

A. Được nhận thêm 1 gen từ một loài khác.
B. Được lặp thêm 1 gen nhờ đột biến lặp đoạn.
C. Một gen trong tế bào của cơ thể bị loại bỏ.
D. Làm biến đổi 1 gen sẵn có thành gen mới.

Câu 114. Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì

A. có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
B. dễ phát sinh đột biến có lợi.
C. có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.
D. có số lượng cá thể nhiều.

Câu 115. Quá trình nào sau đây nhanh chóng hình thành loài mới?

A. Cách li sinh thái. B. Cách li tập tính.
C. Cách li địa lí. D. Lai xa và đa bội hóa.

Câu 116. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hóa được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích lũy trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 105 m2. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là

A. 36.107 kcal. B. 54.107 kcal. C. 36.104 kcal. D. 54.104 kcal.

Câu 117. Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có hại còn một loài không có hại cũng không có lợi là mối quan hệ

A. hợp tác. B. kí sinh. C. ức chế-cảm nhiễm. D. hội sinh.

Câu 118.

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học

Hình bên mô tả NST đang phân li hình thành giao tử.........do rối loạn.......

A. Đa bội ..........giảm phân 1 B. Đa bội ............giảm phân 2
C. Lệch bội...........giảm phân 2 D. Lệch bội ..........giảm phân 1

Câu 119: Xắp xếp trật tự hợp lý diễn ra trong quá trình tiến hóa nhỏ:

1. Phát sinh đột biến
2. Chọn lọc các đột biến có lợi
3. Hình thành loài mới;
4. Phát tán đột biến qua giao phối
5. Cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc.

A. 1,4,2,5,3 B. 4,1,5,2,3 C. 2,1,4,5,3 D. 1,4,2,3,5

Câu 120: Cho các phương pháp tạo giống tiến hành ở thực vật:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.
(2) Cho thụ phấn khác loài kết hợp gây đột biến đa bội hoá.
(3) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(4) Nuôi cấy hạt phấn.

Các phương pháp tạo ra giống mới có độ thuần chủng cao nhất là:

A. (1), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (2), (3).

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Môn Sinh khối B

    Xem thêm