Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (Lần 2)
Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Sinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (Lần 2). Đề thi do các thầy cô giáo giảng dạy môn Sinh học tại trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm biên soạn nhằm kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh để có kế hoạch tổ chức ôn thi trong giai đoạn nước rút được tốt hơn.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội (Lần 5)
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Sinh học trường THPT chuyên Đại học Vinh (Lần 4)
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM | ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút |
Câu 1: Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật là
A. Axit nucleic B. AND C. nhiễm sắc thể D. protein
Câu 2: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 700 nm?
A. Sợi cơ bản
B. Sợi nhiễm sắc (sợi chất nhiếm sắc)
C. Vùng xếp cuộn ( siêu xoắn)
D. Cromatit
Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
B. Các đột biến gen gây chết vẫn có thể di truyền lại cho đời sau.
C. Đột biến gen tạo ra các alen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
D. Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
Câu 4: Từ 3 loại nuclêôtit A, T, G người ta đã tổng hợp nên một phân tử ADN nhân tạo mạch kép, sau đó sử dụng phân tử ADN này làm khuôn để tổng hợp một phân tử mARN. Phân tử mARN này có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền?
A. 9 loại. B. 8 loại. C. 3 loại. D. 27 loại.
Câu 5: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài và một số nhận xét tương ứng như sau:
(1) Tế bào A có chứa ít nhất là hai cặp gen dị hợp.
(2) Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
(3) Tế bào A có xảy ra trao đổi chéo trong quá trình giảm phân 1.
(4) Tế bào A tạo ra tối đa là 4 loại giao tử khác nhau về các gen đang xét.
(5) Tế bào A không thể tạo được giao tử bình thường.
Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần, số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 6: Người ta nuôi cấy 8 vi khuẩn E.Coli có ADN vùng nhân chỉ chứa 15N trong môi trường chỉ có 14N. Sau ba thế hệ (tương đương 60 phút nuôi cấy), người ta đưa toàn bộ vi khuẩn được tạo thành sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có 15N. Sau một thời gian nuôi cấy tiếp đã tạo ra trong tất cả các vi khuẩn tổng cộng 1936 mạch đơn ADN vùng nhân chứa 15N.
Tổng tế bào vi khuẩn thu được ở thời điểm này là:
A. 1024 B. 970 C. 512 D. 2048
Câu 7: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 48 B. 24 C. 12 D. 6
Câu 8: Ở phép lai ♂AabbDd x ♀aaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen bb và cặp NST mang cặp gen Dd không phân li trong giảm phân I và cùng đi về một giao tử, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân của cá thể cái diễn ra bình thường. Quá trình thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử phát triển thành các thể đột biến nào sau đây?
A. Thể ba kép và thể 1 kép B. Thể bốn và thể không
C. Thể bốn và thể một kép D. Thể không và thể ba kép
Câu 9: Ở động vật, để tạo nguyên liệu cho nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện tính trạng người ta dùng phương pháp.
A. lai xa đa bội hóa B. cấy truyền phôi
C. nhân bản vô tính D. gây đột biến
Câu 10: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao, alen B quy định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen tương ứng a: thân thấp, b: quả màu vàng. Cho lai 2 cơ thể dị hợp về 2 cặp gen có kiểu gen khác nhau, thu được 4 kiểu hình. Trong 4 kiểu hình, trường hợp nào sau đây có thể xảy ra?
A. Cao, đỏ gấp 6 lần thấp, vàng B. Cao, đỏ gấp 3 lần thấp, vàng
C. Thấp, vàng chiếm 15% D. Thấp, đỏ chiếm 5%
Câu 11: Ở tằm, gen A quy định trứng màu trắng, gen a quy định trứng màu xám. Phép lai nào sau đây thể hiện ứng dụng của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính?
Câu 12: Ở một loài thực vật, A; thân cao, a: thân thấp, B: hạt tròn, b: hạt dài, D: chín sớm, d: chín muộn. Cho cây thuần chủng thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín muộn thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau: 56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm: 18,75% thân cao, hạt dài, chín muộn: 18,75% thân thấp, hạt tròn, chín sớm: 6,25% thân thấp, hạt dài, chín muộn. Nếu cho các cây thân cao, hạt tròn, chín sớm ở F2 tự thụ phấn thì tỉ lệ cây thân thấp, hạt dài, chín muộn thu được ở đời lai theo lý thuyết là bao nhiêu? Biết rằng tần số hoán vị gen (nếu có) bé hơn 50% và diễn biến nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở hai giới và ở các thế hệ lai là như nhau.
A. 1/4 B. 1/36 C. 1/16 D. 1/81
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Liên kết gen. B. Tương tác gen.
C. Hoán vị gen. D. Phân li độc lập.
Câu 14: Ở gà, bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Số nhóm gen liên kết ở gà mái là:
A. 38 B. 40 C. 78 D. 39
Câu 15: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, phép lai
, tạo ra F1 có tối đa:
A. 13 kiểu gen dị hợp 2 cặp gen ở giới XX.
B. 10 kiểu gen dị hợp 3 cặp gen ở giới XX.
C. 72 kiểu gen và 28 kiểu hình.
D. 64 số kiểu tổ hợp giao tử.
Câu 16: Ở tằm, xét các phép lai
Phép lai 1: Cho bướm tằm đực sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được F1 50% kén màu vàng, hình dài; 50% kén màu trắng, bầu dục.
Phép lai 2: Cho bướm tằm cái sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được F1 672 kén màu vàng, hình dài; 672 kén màu trắng, bầu dục; 128 kén màu vàng, hình bầu dục; 128 kén màu trắng, hình dài. Biết rằng các tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Các nhận xét đúng là
(1) Gen quy định màu sắc kén nằm trên NST giới tính
(2) Gen quy định màu sắc kén nằm trên NST thường
(3) Kiểu gen bướm tằm cái trong phép lai 1 giống kiểu gen tằm đực ở phép lai 2
(4) Tằm đực phép lai 2 xảy ra tần số hoán vị gen 16%
(5) Ở phép lai 1, nếu cho tất cả các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thì F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 3: 1
(6) Ở phép lai 1, nếu cho tất cả các cá thể F1 có kiểu gen khác nhau giao phối với nhau thì F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1
A. (2), (3), (5), (6) B. (1), (2), (4), (6)
C. (2), (3), (4), (6) D. (1), (3), (5), (6)
Câu 17: Ở một loài động vật, cho P thuần chủng, con đực chân cao giao phối với con cái chân thấp thu được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 1 chân cao : 1 chân thấp. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2 có kiểu hình chân cao chiếm 50% trong tổng số cá thể. Biết rằng ở F1 và F2 sự phân li kiểu hình ở giới đực và giới cái có sự khác nhau, tính trạng do một gen có 2 alen quy định, Trong các nhận xét sau có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X
(2) Gen quy định nằm trên NST thường và phụ thuộc giới tính
(3) Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực 3 chân cao : 1 chân thấp, ở giới cái là 1 chân cao : 3 chân thấp.
(4) Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực 1 chân cao : 3 chân thấp, ở giới cái là 3 chân cao : 1 chân thấp.
(5) Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F1 và F2 đều thu được 1: 1
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 18: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 100% mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên; 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ; 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên; 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X và có một số hợp tử F2 có kiểu gen quy định kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ bị chết. Nếu tính cả những hợp tử bị chết thì tần số hoán vị gen giữa hai alen quy định màu mắt là bao nhiêu?
A. 18%. B. 20%. C. 10%. D. 28%.
Câu 19: Ở loài giao phối xét hai cặp nhiễm sắc thể thường; trên mỗi cặp nhiễm sắc thể xét một gen với hai alen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng và tác động riêng rẽ; không xảy ra đột biến. Không xét đến giới tính của phép lai, quần thể lưỡng bội có nhiều nhất bao nhiêu phép lai cho kiểu hình ở đời con phân tính theo tỉ lệ 1:1 ?
A. 10 B. 12 C. 6 D. 8
Câu 20: Cho cấu trúc di truyền của các quần thể như sau.
Quần thể 1: 0,48 AA + 0,44Aa +0,08aa =1
Quần thể 2: 0,36 AA + 0,48Aa +0,16aa =1
Quần thể 3: 0,49 AA + 0,42Aa +0,09aa =1
Quần thể 4: 0,64 AA + 0,32Aa +0,04aa =1
Quần thể nào chưa đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi - Vanbec?
A. Quần thể 1 B. Quần thể 2
C. Quần thể 3 D. Quần thể 4
Câu 21: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật người ta phát hiện gen thứ nhất có 2 alen, gen thứ 2 có 3 alen, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể tối đa 30 kiểu gen về hai gen này. Cho biết không có phát sinh đột biến mới. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Có 6 kiểu gen đồng hợp tử về cả 2 cặp alen trên.
(2) Gen thứ 2 có 6 kiểu gen dị hợp.
(3) Hai gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường.
(4) Gen thứ 2 nằm trên đoạn tương đồng cặp X và Y.
(5) Có 216 kiểu giao phối khác nhau giữa các cá thể.
(6) Ở giới XX có 9 loại kiểu gen đồng hợp.
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 22: Ở mèo gen quy định màu lông nằm trên NST X. Gen D lông đen ,gen d lông hung, Dd lông tam thể. Quần thể cân bằng có mèo đực lông hung chiếm 20% tổng số mèo đực.Theo lý thuyết phát nào sau đây đúng:
(1) cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực: 0,8XDY : 0,2XdY; Giới cái: 0,64XDXD:0,32XDXd: 0,04XdXd
(2) Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con.
(3) Số lượng mèo đực lông đen gấp 5 lần mèo cái lông đen.
(4) Số lượng mèo đực lông hung bằng số lượng mèo cái lông hung.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 23: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp. B. giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C. tăng biến dị tổ hợp. D. tạo dòng thuần chủng
Câu 24: Ở người, kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A: IBIB và IBIO quy định nhóm mãu B: IOIO quy định nhóm máu O và IAIB quy định nhóm mãu AB. Một quần thể cân bằng di truyền có IA=0.3; IB=0.2 và IO=0.5. Trong quần thể này,
(1). Có 62% số người có kiểu gen đồng hợp tử.
(2). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu B, xác suất họ sinh con nhóm máu O là 25/111.
(3). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh ra con trai nhóm máu A là 6/13.
(4). Một người phụ nữ nhóm máu B, lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh con gái nhóm máu O là 5/24.
Số phương án đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 25: Cho sơ đồ phả hệ sau đây về sự di truyền của một bệnh M và bệnh máu khó đông ở người. Biết rằng đối với tính trạng bệnh M, tỉ lệ người mang gen gây bệnh trong số những người bình thường trong quần thể là 1/9. Quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng di truyền tính trạng máu khó đông với tỉ lệ người mắc bệnh máu khó đông ở nam giới là 1/10.
Xét các dự đoán sau:
(1) Có 7 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về bệnh máu khó đông.
(2) Có thể có tối đa 7 người trong phả hệ trên có kiểu gen đồng hợp trội về tính trạng bệnh M.
(3) Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 1 đứa con trai đầu lòng không bị cả 2 bệnh trên là 40,75%.
(4) Khả năng người con gái số 9 mang kiểu gen dị hợp về cả hai tính trạng là 12,12%.
(5) Xác suất cặp vợ chồng thứ 12 – 13 sinh 2 đứa con có kiểu hình khác nhau là 56,37%.
Số dự đoán không đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
D. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
Câu 27: Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li
A. sinh cảnh B. thời vụ
C. cơ học D. tập tính
Câu 28: Thí nghiệm của Milơ và Urây đã chứng minh:
A. trong điều kiện khí quyển nguyên thủy, chất hữu cơ đơn giản đã được tạo thành từ các chất vô cơ.
B. trong điều kiện khí quyển nguyên thủy đã có sự trùng phân các phân tử hữu cơ đơn giản thành các phân tử hữu cơ phức tạp.
C. có sự hình thành các tế bào sống sơ khai từ các đại phân tử hữu cơ.
D. sinh vật đầu tiên đã được hình thành trong điều kiện trái đất nguyên thủy.
Câu 29: Các trình tự ADN ở nhiều gen của người rất giống với các trình tự tương ứng ở tinh tinh. Giải thích đúng nhất cho quan sát này là
A. Tinh tinh được tiến hóa từ người
B. Người và tinh tinh có chung tổ tiên.
C. Tiến hóa hội tụ đã dẫn đến sự giống nhau về ADN.
D. Người được tiến hóa từ tinh tinh.
Câu 30: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5AA:0,3Aa:0,2aa, kiểu gen AA có khả năng tham gia sinh sản bằng 50%, các kiểu gen khác có khả năng tham gia sinh sản đều bằng 100%. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử lặn qua 2 thế hệ là
A. 16/47 B. 6/47 C. 18/47 D. 25/47
Câu 31: Khi nguồn sống trong sinh cảnh phân bố đồng đều và có cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể cùng loài thì các cá thể trong quần thể thường phân bố theo kiểu nào sau đây?
A. Theo nhóm. B. Phân tầng.
C. Đồng đều. D. Ngẫu nhiên.
Câu 32: Nhóm vi sinh vật nào dưới đây làm giảm lượng nitơ trong đất:
A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn amoni
C. Vi khuẩn nitrit hóa D. Vi khuẩn phản nitrat hóa
Câu 33: Hình vẽ sau đây mô tả dòng vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái?
(1) Thành phần quần xã sinh vật chỉ bao gồm các nhóm B, C, D.
(2) Nếu thiếu nhóm C thì sự tuần hoàn vật chất vẫn diễn ra bình thường.
(3) Năng lượng thất thoát ở a, b, c, d, e đều cùng loại.
(4) Nhóm A và D thuộc về nhân tố sinh thái vô sinh.
(5) Nhóm B chỉ bao gồm các loài sinh vật có khả năng tự dưỡng.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 34: Năng lượng qua mỗi mắt xích thức ăn bị thất thoát lớn nhất do hoạt động nào dưới đây?
A. Năng lượng tích trữ trong các bộ phận rơi rụng
B. Năng lượng tiêu hao qua hô hấp
C. Năng lượng giải phóng trong các chất thải
D. Năng lượng giúp vận động cơ thể.
Câu 35: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của loài đặc trưng của quần xã?
A. Quần thể có số lượng cá thể nhiều, thích nghi tốt với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng.
B. Quần thể có kích thước lớn hơn hẳn, hoạt động mạnh hoặc chỉ có ở quần xã đó.
C. Quần thể gồm các cá thể có kích thước lớn, khả năng hoạt động mạnh hoặc là quần thể chỉ có ở một quần xã nào đó.
D. Quần thể gồm các cá thể sinh sản mạnh, khả năng thích nghi cao.
Câu 36: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
(1) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố quan trọng gây ra quá trình diễn thế của quần xã.
(2) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(5) Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.
(6) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
(7) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
(8) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 37: Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ các loại cá theo độ tuổi ở từng vùng như sau:
Một số nhận xét được rút ra từ lần đánh bắt này như sau:
(1) Quần thể ở vùng A đang có mật độ cá thể cao nhất trong ba vùng.
(2) Quần thể ở vùng C đang có tốc độ tăng trưởng kích thước quần thể nhanh nhất.
(3) Vùng B đang được khai thác một cách hợp lý.
(4) Nên thả thêm cá con vào vùng C để giúp quần thể phát triển ổn định.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38: Loài A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 210 C đến 350 C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 250 C đến 400 C, độ ẩm từ 8% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 120 C đến 300 C, độ ẩm từ 90% đến 100%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 250 C đến 300 C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 230 C đến 340 C, độ ẩm từ 75% đến 95%.
Câu 39: Về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là sai?
(1) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(2) Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
(3) Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
(4) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã có tác động lẫn nhau và tác động qua lại với sinh cảnh.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 40: Trên một đơn vị tái bản có 30 đoạn okazaki. Số đoạn mồi cung cấp cho đơn vị tái bản này khi nó tự nhân đôi một lần là
A. 30 B. 31 C. 32 D. 29