Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận Sinh thái học

Bài tập sinh thái học

Bài tập tự luận Sinh thái học bao gồm câu hỏi và bài tập sinh thái học giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức, luyện tập với các dạng bài, nhằm học tốt môn Sinh học 12, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học môn Sinh hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP VỀ SINH THÁI HỌC

Bài 1:

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên các giai đoạn phát triển khác nhau của sâu đục thân lúa thu được bảng số liệu

Trứng

Sâu

Nhộng

Bướm

Thời gian (ngày)

8

39

10

2 - 3

Tổng nhiệt hữu hiệu (đô.ngày)

81.1

507.2

103.7

33

Giai đoạn sâu non có 6 tuổi phát triển với thời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc 3) sau khi vũ hoá.

Ngày 30 -3 qua điều tra loại sâu đục thân lúa thấy xuất hiện sâu non ở cuối tuổi 2 (biết nhiệt độ trung bình là 250C).

  1. Hãy tính nhiệt độ thềm phát triển đối với mỗi giai đoạn phát triển của sâu đục thân lúa?
  2. Hãy xác định thời gian xuất hiện của sâu trưởng thành, trình bày phương pháp phòng trừ có hiệu quả?

Cách giải

1. Theo công thức: S = (T - C) C = T - (S : D)

Thay các giá trị ta có: C = 250 C - (81,1 : 8)

Trong đó:

  • S = hằng số nhiệt (tổng nhiệt hữu hiệu - là nhiệt lượng cần thiết cho cả pt phát triển từ trứng.
  • C = nhiệt độ thềm phát triển (số không sinh học) - là nhiệt độ mà dưới nó tốc độ pt của cơ thể là số không
  • T = nhiệt độ vp của môi trường
  • D = thời gian phát triển

- Nhiệt độ thềm phát triển của trứng C = 150C

- Nhiệt độ thềm phát triển của sâu C = 130C

- Nhiệt độ thềm phát triển của nhộng C = 150C

- Nhiệt độ thềm phát triẻn của bướm C = 140C

2. Thời gian phát triển của giai đoạn sâu: 39 ngày.

Sâu có 6 tuổi, vậy thời gian phát triển một tuổi là: 39/6 = 6,5 (ngày).

Phát hiện thấy sâu non ở cuối tuổi 2, vậy để phát triển hết giai đoạn sâu non còn 4 tuổi.

Thời gian phát triển hết giai đoạn sâu là: 6,5 4 = 26 (ngày).

Thời gian phát triển giai đoạn nhộng là 10 ngày. Vậy để bước vào giai đoạn bướm cần: 26 + 10 = 36 (ngày).

Phát hiện sâu ở cuối tuổi 2 vào ngày 30 - 3, vậy vào khoảng ngày 5 - 5 sẽ xuất hiện bướm.

Xác định được thời gian phát triển của bướm sẽ có phương pháp phòng trừ có hiệu quả: Diệt bướm trước khi bướm đẻ trứng cho thế hệ sâu tiếp theo bằng phương pháp cơ học: tổ chức bẫy đèn hoặc dùng vợt, sử dụng phương pháp này đạt hiệu quả cao.

Bài 2:

Tổng nhiệt hữu hiệu cho các giai đoạn sống của loài sâu cuốn lá như sau:

Trứng

Sâu

Nhộng

Bướm

Thời gian (ngày)

15

14

11

13

Tổng nhiệt hữu hiệu (độ.ngày)

117,7

512,7

262,9

27

Sâu non có 6 tuổi phát triển với thời gian phát triển như nhau. Bướm tập trung đẻ trứng vào ngày thứ 2 (hoặc 3) sau khi vũ hoá.

  1. Hãy tính thời gian phát triển của mỗi giai đoạn phát triển của sâu (biết nhiệt độ trung bình là 260C).
  2. Hãy tính thời gian xuất hiện trứng kể từ khi phát hiện ra sâu non ở cuối tuổi 3. Qua đó nêu phương pháp diệt trừ có hiệu quả.

Cách giải

1. Theo công thức:

T = (x - k).n n = T : (x - k).

Trong đó:

  • T là tổng nhiệt hữu hiệu (độ.ngày).
  • x là nhiệt độ môi trường (oC).
  • k là ngưỡng nhiệt phát triển (oC).
  • n là thời gian cho một quá trình phát triển hoặc một chu kì sống (ngày).

Thay các giá trị ta có:

ntrứng = 117,7 : (26 - 15) = 10 (ngày).

nsâu = 512,7 : (26 - 14) = 42 (ngày).

nnhộng = 262,5 : (26 - 11) = 17 (ngày).

nbướm = 27 : (26 - 13) = 2(ngày).

2. Sâu non có 6 tuổi phát triển, vậy thời gian phát triển một tuổi là: 42 : 6 = 7 ngày

Để phát triển hết giai đoạn sâu non cần 3 tuổi, vậy để phát triển hết giai đoan sâu non cần: 7 3 = 21 (ngày)

Thời gian phát triển giai đoạn nhộng là 17 (ngày). Thời gian đẻ trứng của bướm là 2 (ngày).

Vậy thời gian xuất hiện trứng là : 21 + 17 + 2 = 40 (ngày)

Khi xác định được thời gian xuất hiện trứng thì tiến hành các biện pháp diệt trừ có hiệu quả: Trứng sâu phát triển trong 10 ngày, trong 10 ngày đó trực hiện các biện pháp cơ học để diệt trứng: ngâm nước ngập cổ lúa trong 48 ngờ, đặc biệt là trong điều kiện nóng trứng sẽ bị hỏng, không nở ra thành sâu.

Bài 3:

Trứng cá hồi phát triển ở 00C, nếu ở nhiệt độ nước là 20C thì sau 205 ngày trứng nở thành cá con.

1. Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển trứng cá hồi?

2. Tính thời gian trứng nở thành cá con khi nhiệt độ nước là 50C, 80C, 100C, 120C?

3. Vẽ đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian phát triển của trứng cá.Hãy nhận xét đồ thị?

Cách giải

1. Theo công thức: T = (x - k).n

Thay các giá trị ta có: S = (2 - 0).205 = 410 (độ.ngày).

Vậy tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của trứng cá hồi là 410 (độ.ngày).

2. Theo công thức: T = (x - k).n => n = T : (x - k).

Vậy khi:

T = 50C => D = 410 : 5 = 82 (ngày).

T = 80C => D = 410 : 8 = 51 (ngày).

T = 100C => D = 410 : 10 = 41(ngày).

T = 120C => D = 410 : 12 = 34 (ngày).

3. Vẽ đồ thị:

4. Nhận xét:

Trong phạm vi giới hạn chịu đựng về nhiệt độ, nhiệt độ ảnh hưởng rọt đến tốc độ phát triển (thời gian phát triển). Nhiệt độ tác động càng cao thì tốc độ phát triển càng nhanh.

Bài 4:

Trứng cá mè phát triển trong khoảng từ 15 -180C. Ở nhiệt độ 180C trứng nở sau 74 giờ (trứng cá mè phát triển tốt nhất từ 200C - 220C)

1. Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển của trứng cá mè?

2. Tính tổng thời gian trứng nở thành cá con khi nhiệt độ nước là 200C; 220C; 250C; 280C?

3. Vẽ đồ thị quan hệ giữa nhiệt độ với thời gian phát triển của trứng cá.

Nhận xét đồ thị?

Nêu biện pháp tác động để thu được cá bột trong khoảng thời gian ngắn nhất?

Cách giải

1. Theo công thức: T = (x - k).n = (18 - 15).74 = 222 (độ.giờ).

2. Theo công thức: T = (x - k).n n = T : (x - k).

Thay các giá trị ta có:

Khi T = 200C D = 222 : (20 - 15) = 44 (giờ).

Khi T = 220C D = 222 : (22 - 15) = 32 (giờ).

Khi T = 250C D = 222 : (25 - 15) = 22 (giờ).

Khi T = 280C D = 222 : (28 - 15) = 17 (giờ).

3. - Vẽ đồ thị:

- Nhận xét: Trong giới hạn chịu đựng về nhiệt độ, nhiệt độ ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phát triển (thời gian phát triển) của trứng cá. Nhiệt độ càng cao (trong giới hạn chịu đựng) thì trứng phát triển càng nhanh và ngược lại.

- Biện pháp tác động: Trứng có thể phát triển trong khoảng 150C - 180C, trứng phát triển tốt nhất là nhiệt độ 20 - 220C. Do vậy để thu được cá bột trong khoảng thời gian ngắn nhất là tiến hành các biện pháp tăng nhiệt độ của nước (lên cao nhất là 280C). Để thu được cá bột sớm nhất nhưng dồng thời có chất lượng cá bột tốt nhất thì ta tiến hành các biện pháp duy trì nhiệt độ nước ở 220C khi ương trứng.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Bài tập tự luận Sinh thái học. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 12

    Xem thêm