Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2022 - Đề 5
Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 9 luyện thêm đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án.
Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn Văn
Đề thi thử môn Văn vào lớp 10 bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:
- Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
- Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn.
Để tham khảo thêm nhiều đề thi và tài liệu học tập hay khác, trao đổi với thầy cô và giáo viên, mời các bạn tham gia nhóm: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép nhằm mục đích thương mại.
Đề thi thử lớp 10 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Chia chiếc bánh của mình cho ai?
Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
Trong khi không ít các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ thì chàng “thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân lại dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
Một câu chuyện lạ lùng…
(Theo Tạ Minh Phương, báo điện tử Nguoiduongthoi.com.vn, ngày 4-1-2007)
Câu 1 (0,75đ): Nêu nội dung chính của câu chuyện.
Câu 2 (1đ): Nêu thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ.
Câu 3 (1,25đ): Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, bạn sẽ chia bánh cho bố mẹ, cho công việc, cho gia đình bao nhiêu và dành cho mình bao nhiêu phần?
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
Đáp án Đề thi thử Văn vào 10
Đáp án Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (0,75đ):
Nội dung chính của câu chuyện: ca ngợi chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân với tấm lòng lương thiện luôn giúp đỡ những bệnh nhân bị ung thư.
Câu 2 (1đ):
Thực trạng các bạn trẻ hiện nay đang lãng phí chiếc bánh của mình vào những trò chơi vô bổ: bỏ học, trốn học đi chơi điện tử; nói dối bố mẹ, thậm chí là trộm tiền của bố mẹ.
Câu 3 (1,25đ):
(Học sinh tự nêu lên quan điểm của bản thân mình. Vì đối với mỗi người, gia đình, công việc, bản thân lại có thứ tự quan trọng khác nhau nên cách sắp xếp của mọi người sẽ khác nhau).
Gợi ý: Nếu coi thời gian một ngày của bạn là chiếc bánh tròn trịa, tôi sẽ chia 40% cho gia đình, gia đình là thứ quan trọng nhất của tôi, tôi yêu gia đình hơn bất kì điều gì. Tiếp đến, tôi chia 30% cho công việc để tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và cống hiến cho xã hội. 30% cuối cùng tôi dành cho bản thân mình, cho các mối quan hệ bạn bè, trau dồi bản thân, rèn luyện sức khỏe.
II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
2. Thân bài
a. Giải thích
Đói cho sạch, rách cho thơm: khuyên nhủ con người dù sống trong hoàn cảnh nào, khó khăn bần cùng đến bao nhiêu thì hãy luôn ngay thẳng, giữ cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp vốn có; không nên tha hóa theo cái xấu, theo những điều sai trái.
b. Phân tích
• Biểu hiện của người sống ngay thẳng
Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt.
Không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
Luôn biết giữ mình trước những cám dỗ, không bán rẻ bản thân vì những lợi ích nhỏ nhoi trước mắt.
• Lợi ích, ý nghĩa của việc sống ngay thẳng
Người sống ngay thẳng sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý.
Người sống ngay thẳng sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, bản lĩnh, tự tin,…
Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực, ngay thẳng với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống ngay thẳng, dù có khó khăn vẫn không bán rẻ bản thân mình để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản đề
Trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
2. Thân bài
a. Tuổi thơ trong kí ức người lính
Sống cùng sông rừng biển cả, hòa mình trong thiên nhiên mát lành và hồn nhiên vô lo vô nghĩ.
Chiến tranh bất ngờ ập đến, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và bảo vệ quê hương, cùng các bạn lên đường nhập ngũ.
Những năm tháng chiến tranh gian khổ: vẫn hòa mình giữa thiên nhiên núi rừng chiến khu, cảnh vật ít nhiều có sự thay đổi.
Mỗi lần ngẩng đầu lên, vầng trăng tình nghĩa vẫn yên lặng ở đó: ngỡ bản thân sẽ không bao giờ quên vầng trăng ấy.
b. Cuộc sống đầy đủ tiện nghi thời hiện đại
Hai miền Nam - Bắc của Tổ quốc được thống nhất, độc lập và tự do: rời đơn vị và trở về quê nhà, sống một cuộc sống bình thường, an ổn.
Chuyển về thành phố xa hoa rực rỡ ánh đèn, gian khổ khó nhọc trước kia bỗng chốc phai mờ trong tâm trí → Những kí ức cùng vầng trăng tình nghĩa cũng vô tình bị lãng quên từ bao giờ chẳng hay.
c. Sự bừng tỉnh và hối hận
Ánh sáng vầng trăng đã đột nhiên ghé tới, đánh thức tâm hồn và gợi lên nhiều cảm xúc khó tả. Trên cao, trăng vẫn tròn vành vạnh, tỏa ánh sáng bàng bạc bao phủ khắp muôn nơi → hối hận, bừng tỉnh, nhận ra bấy lâu bản thân đã thờ ơ hững hờ với quá khứ tình nghĩa, với vầng trăng chung thủy.
3. Kết bài
Khép lại dòng cảm xúc và nêu bài học chiêm nghiệm của bản thân.
---------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi thử vào 10 môn Văn năm 2022 - Đề 5. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Toán, Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh, Thông tin Tuyển sinh vào lớp 10, Đề thi vào lớp 10 môn Vật lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Chúc các em đạt kết quả cao trong kỳ thi của mình.