Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 (Lần 3)

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Lịch sử

Nhằm giúp các bạn học sinh tự ôn luyện kiến thức nhằm chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 các trường THPT, VnDoc.com xin giới thiệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Lịch sử trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017. Mời các bạn cùng tham khảo để đạt kết quả tốt trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới.

Đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Toán phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc, Hải Dương năm 2016 - 2017

Đề thi vào lớp 10 môn Tiếng Anh (Điều kiện) năm học 2016 - 2017 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội (Lần 3)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 – CHUYÊN SỬ
NĂM HỌC 2016 – 2017
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

Câu 2 (3 điểm)

"Đảng cộng sản Đông Dương nhận định rằng kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bọn phản động Pháp cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp tại các thuộc địa. Từ đó, quyết định tạm thời hoãn các khẩu hiệu "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dương hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" và nêu những nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là: "Chống phát xít,chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình"".

(Lịch sử 9, trang 77 – NXBGD Việt Nam)

Đoạn trích trên nói lên chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương trong giai đoạn lịch sử nào? Tại sao Đảng ta đề ra chủ trương đó?

Câu 3 (2 điểm) Tại sao ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm "quyết chiến chiến lược" với thực dân Pháp, can thiệp Mĩ? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

Câu 4 (2 điểm) Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cuộc tiến công chiến lược nào của ta đã buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược? Em biết gì về cuộc tiến công chiến lược đó?

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Lịch sử

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn (Chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu của tổ chức ASEAN. Tại sao nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á?

Hoàn cảnh ra đời

  • Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. (0,5đ)
  • Ngày 8/8 /1967, hiệp hội các nước Đông Nam Á (Viết tắt là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sin-ga-po và Thái Lan. (0,5đ)

Mục tiêu hoạt động: (0,5đ)

  • Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên
  • Duy trì hòa bình và ổn định khu vực

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"

  • Từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX kết thúc chiến tranh lạnh, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. (0,25đ)
  • Năm 1984, B-ru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN, tháng 7/1997 Lào và My-an-ma ra nhập ASEAN. 4/1999, Cam pu chia được kết nạp vào tổ chức này
  • Như vậy, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước lần đầu tiên trong lịch sử khu vực 10 nước Đông Nam á đều đứng chung trong một tổ chức thống nhất. (0,5đ)
  • ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh (0,25đ)
  • Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tư do (AFTA). Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước, tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. (0,25đ)

Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á (0,25đ)

Câu 2: Đoạn trích trên nói lên chủ trương của Đảng cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936 – 1939 (0,75đ)

Đảng ta đề ra chủ trương đó vì:

Tình hình thế giới:

  • Chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản xuất hiện, trở thành mối nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. (0,5đ)
  • Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ 7 (7 - 1935) họp tại Mát-xcơ-va xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung, mà là chủ nghĩa phát xít. Đại hội đề ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng dân chủ đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới. (0,5đ)
  • Năm 1936, Mặt trận trung ương Pháp (do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt) thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở Pháp, tạo điều kiện chính trị thuận lợi cho cuộc đấu tranh đòi tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân ở các nước trong hệ thống thuộc địa của đế quốc Pháp, trong đó có Việt Nam. (0,5đ)

Tình hình trong nước:Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 1929 - 1933 có tác động sâu sắc đến các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động nước ta. Bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương vẫn tiếp tục thi hành những chính sách bóc lột, vơ vét và khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. (0,75đ)

Câu 3: Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm "quyết chiến chiến lược" với thực dân Pháp, can thiệp Mĩ vì:

  • Trước sự phá sản bước đầu trong kế hoạch quân sự Nava, địch quyết địnhxây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành một "pháo đài không thể công phá", "một vecđoong" của thế kỉ XX "một con nhím khổng lồ" ở rừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. Vì vậy, muốn kết thúc chiến tranh phải tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. (0,25đ)
  • Vào ngày 6/12/1953, Trung ương Đảng đã họp và nhận định: Điện Biên Phủlà tập đoàn cứ điểm mạnh nhưng thế yếu của địch ở Điện Biên Phủ dễ bị cô lập, chỉ tiếp tế được bằng đường không, nếu ta cắt đứt đường hàng không, địch sẽ rơi vào thế "tử lộ". (0,25đ)
  • Quân đội ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm. Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện cho chiến trường. (0,25đ)
  • Trên cơ sở phân tích tình hình, Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành điểm "quyết chiến chiến lược giữa ta và địch. (0,25đ)

* Nguyên nhân thắng lợi:

  • Sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh và vị tướng cầm quân là Võ Nguyên Giáp trong việc đề ra quyết tâm và nghệ thuật quân sự đúng đắn, sáng tạo đánh vào tập đoàn cứ điểm này. (0,25đ)
  • Công cuộc chuẩn bị cho chiến đấu chu đáo. (0,25đ)
  • Tinh thần chiến đấu dũng cảm và mưu trí của quân đội ta. (0,25đ)

* Ý nghĩa lịch sử:

  • Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava; giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp; làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương; (0,25đ)
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi: khiến cho Pháp – Mĩ không thể ngoan cố được nữa, buộc phải kí với ta Hiệp định Giơ-ne-vơ. (0,25đ)
  • Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc. (0,25đ)
  • Báo hiệu sự mở đầu sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới (0,25đ)

Câu 4:

  • Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 buộc Mỹ phải tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược... (0,5đ)
  • Là cuộc tiến công lấy Quảng Trị làm hướng chủ yếu rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam... (0,25đ)
  • Quân ta tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô lớn, trên hầu khắp các địa bàn chiến lược quan trọng... (0,5đ)
  • Chỉ trong một thời gian ngắn (đến cuối tháng 6/1972), quân ta chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ... (0,5đ)
  • Đánh dấu sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"... (0,25đ)
Đánh giá bài viết
1 3.527
Sắp xếp theo

Thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Xem thêm