Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn (Chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn (Chuyên) trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017 được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán chuyên lần 3 năm học 2015-2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm 2016 - 2017

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆKỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 LẦN 3/ 2016
MÔN NGỮ VĂN
Dành cho thí sinh hệ chuyên Văn
Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1 (4 điểm)

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình. Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."

Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãy đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao."

Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó. Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một món quà đúng lúc, cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn, người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.

Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: "Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?" Người thanh niên trả lời: "Giáo sư đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên. Đến bây giờ em mới hiểu được ý nghĩa thật sự của câu nói mà trước đây em không hiểu: "Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về"

(Phỏng theo doanhnhan.vnweblogs.com)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 2 (6 điểm) Bàn về văn học, có ý kiến cho rằng:

Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình thức nghệ thuật độc đáo.

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua việc phân tích một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9

Đáp án đề thi thử vào lớp 10 lần 3 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán (chuyên Toán - Tin) lần 1 năm học 2015-2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ

Đề thi thử vào lớp 10 lần 3 năm 2015 môn Ngữ văn điều kiện THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội

Câu 1: (4 điểm)

1. Yêu cầu chung:

a. Về nội dung:

Thí sinh hiểu được ý nghĩa của câu chuyện và rút ra được vấn đề xã hội chính cần bàn bạc:

  • Không nên trêu chọc những người khác chỉ để thỏa mãn niềm vui của mình.
  • Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về.

Thí sinh bàn bạc được các khía cạnh của vấn đề:

  • Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều bạn trẻ lấy việc trêu chọc, phỉ báng người khác làm niềm vui cho mình, đó là một hành động đáng chê trách, đáng lên án.
  • Có người cho rằng hạnh phúc là nhận được nhiều thứ trong cuộc đời, nhưng thực chất, hạnh phúc không chỉ đến khi ta nhận được những giá trị vật chất và tinh thần. Hạnh phúc còn là sự sẻ chia, nhân rộng những điều tốt đẹp trong cuộc sống
  • Bài học bản thân: Bên cạch việc nỗ lực tìm kiếm những thành công để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, hãy tìm hạnh phúc bằng cách mang lại niềm vui, sự giúp đỡ cho người khác. Niềm vui thực sự đến từ việc làm cho mọi người cùng vui vẻ, hạnh phúc, chứ không đến từ việc thỏa mãn thú vui của riêng mình.

b. Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của văn nghị luận, phù hợp với đối tượng nghị luận theo yêu cầu của đề bài. Lập luận chặt chẽ. Hành văn lưu loát, không mắc lỗi về diễn đạt

2. Biểu điểm:

  • Điểm 4: Triển khai đầy đủ các ý, văn phong trong sáng, mạch lạc. Có thể có 1-2 sai sót nhỏ trong dùng từ
  • Điểm 3: Triển khai đầy đủ các ý nhưng bàn bạc chưa sâu, thỉnh thoảng còn mắc lỗi diễn
  • đạt
  • Điểm 2: Sa đà vào bàn về nội dung của câu chuyện hoặc hiểu, triển khai vấn đề còn sơ
  • sài, chung chung. Còn mắc những lỗi về diễn đạt
  • Điểm 1: Chưa hiểu vấn đề, triển khai lệch hướng, sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt Điểm 0: Không xác định đúng yêu cầu của đề bài, lạc đề

Câu 2 (6.0 điểm):

1. Yêu cầu chung:

a. Về nội dung:

Thí sinh giải thích được ý kiến:

  • Tác phẩm văn học đích thực bao giờ cũng hướng tới con người, tôn vinh vẻ đẹp và phẩm chất con người. Nhà văn là người sẽ tìm ra những "hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn người" để từ đó người đọc có thêm tình yêu thương, trân trọng, tin tưởng hơn vào con người
  • Việc tôn vinh ấy không thể hiện qua những lời ngợi ca chung chung mà được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo do nhà văn sáng tạo nên bằng tài năng và tâm huyết của mình.
  • Sự kết hợp của hai yếu tố này sẽ tạo nên một tác phẩm văn học chân chính, đạt được đủ các giá trị chân – thiện – mĩ

Thí sinh chọn được một tác phẩm hay trong chương trình Ngữ văn 9, làm rõ được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật được nhà văn tôn vinh , phân tích được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm (như tình huống, kết cấu, nghệ thuật xây dựng nhân vật, cách lựa chọn chi tiết, cách tạo dựng hình ảnh, sử dụng ngôn từ...)

b. Về hình thức: Bài viết có bố cục rõ ràng, đúng đặc điểm của văn nghị luận, đặc biệt là thể hiện được kĩ năng giải thích, chứng minh một nhận định kết hợp với kĩ năng phân tích nhân vật, cảm thụ tác phẩm. Lập luận chặt chẽ. Diễn đạt tinh tế và lưu loát, có cảm xúc, không mắc lỗi về diễn đạt

2. Biểu điểm:

  • Điểm 6: Lựa chọn 1 tác phẩm theo đúng yêu cầu của đề, phân tích, cảm thụ sâu sắc về vẻ đẹp của hình tượng con người được nhà văn tôn vinh trong tác phẩm. Phát hiện được những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. Văn phong trong sáng, mạch lạc; có thể có 1-2 sai sót nhỏ trong dùng từ
  • Điểm 5: Hoàn thành tương đối tốt các yêu cầu trên. Có thể còn đôi chút vụng về trong trong cách phân tích, bình luận, đánh giá, diễn đạt
  • Điểm 4: Định hướng làm bài đúng song phân tích, cảm thụ còn sơ sài. Còn mắc lỗi về diễn đạt
  • Điểm 3: Hiểu vấn đề còn lơ mơ, phân tích chung chung tác phẩm. Lúng túng trong bố cục, diễn đạt
  • Điểm 2: Chưa hiểu vấn đề, triển khai lệch hướng, sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt Điểm 0: Không xác định đúng yêu cầu của đề bài, lạc đề
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm