Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2020 (đề 5)

Đề thi vào lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2020 (đề 5)

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2020 (đề 5) được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Nội dung đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm GDCD 9 kèm đáp án sẽ giúp ích cho các bạn học sinh ôn tập thử sức với các đề thi vào lớp 10 môn GDCD khác nhau. Sau đây là nội dung đề thi mời các bạn tham khảo

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Câu 1: Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?

A. Hai.

B. Ba.

C. Bốn.

D. Năm

Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây?

A. Để hợp tác có hiệu quả đòi hỏi các bên phải có sự tôn trọng nhau.

B. Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì không thể hợp tác.

C. Tôn trọng, lắng nghe, học hỏi sẽ giúp cho sự hợp tác bền vững hơn.

D. Các nước có nền kinh tế phát triển cũng cần thể hiện sự hợp tác.

Câu 3: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

A. Con người.

B. Khoa học – Kĩ thuật.

C. Máy móc hiện đại.

D. Cơ sở vật chất.

Câu 4: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là?

A. Phá hoại nhà nước.

B. Bảo vệ nhà nước.

C. Hành động yêu nước.

D. Hành động khiêu khích chính quyền.

Câu 5: Phương thức tác động của Nhà nước lên quan hệ pháp luật là

A. giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế

B. giáo dục, cưỡng chế.

C. Cưỡng chế.

D. giáo dục.

Câu 6: Các sản phẩm: giống vật nuôi, giống cây trồng mất thuế bao nhiêu phần trăm?

A. 5%.

B. 7%.

C. 9%.

D. Không mất thuế.

Câu 7: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P

A. vi phạm pháp luật dân sự.

C. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ tuổi.

B. vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật, hình sự...

D. không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.

Câu 8: Pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của?

A. Tổ chức tôn giáo

B. Giai cấp thống trị

C. Nhà nước và xã hội

D. Nhân dân

Câu 9: Em không đồng tình với hành vi nào sau đây?

A. Công ty A áp dụng cách thức và chiến lược kinh doanh mới.

B. Ngọc luôn học thuộc lòng các bài giải của cô giáo.

C. Hùng tìm ra cách giải bài tập khác với cách giải trong sách giáo khoa.

D. Anh B nghiên cứu tìm ra một loại vật liệu xây dụng thân thiện với môi trường.

Câu 10: Hợp tác cùng phát triển đem lại lợi ích nào sau đây?

A. Xoá bỏ hoàn toàn những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia.

B. Tăng cường sự đoàn kết, hiểu biết, hợp tác lẫn nhau.

C. Những vấn đề búc xúc mang tính toàn cầu sẽ không còn.

D.Giúp giải quyết có hiệu quả những vấn đề mang tính toàn cầu.

Câu 11: Hành vi nào sau đây thể hiện làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?

A. Để tranh thủ thời gian, giờ học môn Mĩ thuật, Lâm lấy vở toán ra làm.

B. Trong giờ kiểm tra, Hà làm bài ngay mà không đọc kĩ đề bài.

C. Bạn An bảo vệ luận án tốt nghiệp trước thời hạn và đạt kết quả cao.

D. Bạn Mạnh cho rằng để nâng cao hiệu quá sản xuất cần tăng nhanh số lượng sản phẩm không cần chất lượng.

Câu 12: Em đồng ý với quan điểm nào sau đây?

A. Học sinh không thể rèn luyện được tinh thần hợp tác vì còn nhỏ,

B. Chỉ những người làm lãnh đạo mới cần thể hiện tinh thần hợp tác.

C. Mọi người đều thể hiện và xây dựng được tinh thần hợp tác.

D. Không hợp tác với ai để không mất thời gian của bản thân.

Câu 13: Cách ứng xử nào dưới đây không phải truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta?

A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.

B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo.

C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi.

D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử.

Câu 14: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là

A. vi phạm hành chính.

B. vi phạm dân sự.

C. vi phạm kỷ luật.

D. vị phạm hình sự.

Câu 15: Luật bảo vệ môi trường do cơ quan nào sau đây ban hành?

A. Bộ Tài nguyên môi trường

C. Chính phủ

B. Ủy ban thường vụ Quốc hội

D. Quốc hội

Câu 16: Việc Nhà nước tạo mọi điều kiện cho công dân buôn bán để phát triển kinh tế theo đúng quy định của pháp luật thể hiện

A. quyền lao động.

B. quyền tự đo kinh doanh.

C. quyền tham gia quản lí Nhà nước.

D. quyền sở hữu tài sản.

Câu 17: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Câu 18: Pháp luật và đạo đức là hai hiện tượng:

A. Đều mang tính quy phạm

B. Đều mang tính quy phạm bắt buộc chung

C. Đều là quy phạm tồn tại ở dạng thành văn

D. Đều do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận

Câu 19: Anh T đi mua xăng bị đong thiếu. Vậy người bán xăng vì phạm gì trong kinh doanh?

A. Kê khai không đúng số vốn.

B. Trốn thuế.

C. Gian lận.

D. Kinh doanh hàng lậu.

Câu 20: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào em cho là đúng?

A. Học nhóm cũng là một biểu hiện của sự hợp tác cùng phát triển.

B. Tuyệt đối không nên hợp tác với nước đã từng gây chiến tranh với nước mình.

C. Không cần hợp tác quốc tế vẫn giải quyết được những vấn đề toàn cầu

D. Hợp tác để tranh thủ mọi sự giúp đỡ của người khác để làm lợi cho mình.

Câu 21: Vai trò của lao động đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại là?

A. Nhân tố quyết định.

B. Là điều kiện.

C. Là tiền đề.

D. Là động lực.

Câu 22: Trong các loại mặt hàng sau, mặt hàng nào phải đóng thuế nhiều nhất: Thuốc lá điếu, xăng, vàng mã, nước sạch, phân bón?

A. Thuốc lá điếu.

B. Xăng.

C. Nước sạch.

D. Phân bón.

Câu 23: Những hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động

A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.

C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.

D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.

Câu 24: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm :

A. Phạt tiền người vi phạm.

B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.

C. Lập lại trật tự xã hội.

D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.

Câu 25: Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện:

A. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính

B. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt

C. Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài

D. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật

Câu 26: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là ?

A. Giáo dục, răn đe là chính.

B. Có thể bị phạt tù.

C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.

Câu 27: Nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước là

A. vốn viện trợ ODA của nước ngoài.

B. sự đóng góp của Việt Kiều.

C. tiền lãi từ nguồn hàng xuất khấu.

D. từ thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.

Câu 28: Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được gọi là?

A. Lao động.

B. Sản xuất.

C. Hoạt động.

D. Cả A,B,C.

Câu 29: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Đạo đức.

D. Pháp luật.

Câu 30: Để trở thành một người năng động sáng tạo, chúng ta cần rèn luyện theo cách nào trong những cách sau?

A. Tuyệt đối không tham khảo người đi trước.

B. Luôn phải thực hiện theo đúng các chỉ dẫn có trong trách vở.

C. Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào cuộc sống,

D. Trước các tình huống trong cuộc sống cần xử lí theo ý mình.

Câu 31: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào nói về tính năng động, sáng tạo?

A. Học một biết mười.

B. Khôn ba năm đại một giờ.

C. Đói cho sạch, rách cho thơm.

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Câu 32: Đối tượng của vi phạm hành chính là

A. cá nhân.

B. tổ chức.

C. cá nhân và tổ chức.

D. Cơ quan hành chính.

Câu 33: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào ?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tụ do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

Câu 34: Cửa hàng D bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng D đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng D bị phạt bao nhiêu năm?

A. Từ 1 – 5 năm.

B. Từ 2 – 3 năm.

C. Từ 2 – 4 năm.

D. Từ 2 – 7 năm.

Câu 35: Câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn nói về truyền thống nào của dân tộc ta?

A. Truyền thống thương người.

B. Truyền thống nhân đạo.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống nhân ái.

Câu 36: Trong quan hệ ngoại giao, các nước giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng hình thức nào?

A. Thương lượng hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kích động bạo loạn lật đổ.

D. Tạm đình chỉ việc giao lưu.

Câu 37: Chúng ta thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài với thái độ, cử chỉ, việc làm là?

A. Tôn trọng, bình đẳng.

B. Xây dựng mối quan hệ thân thiện.

C. Tôn trọng và thân thiện.

D. Hợp tác và giao lưu 2 bên cùng có lợi.

Câu 38: FAO là tổ chức có tên gọi là?

A. Tổ chức Bắc Đại Tây Dương.

B. Tổ chức Liên minh Châu Âu.

C. Tổ chức lương thực thế giới.

D. Tổ chức y tế thế giới.

Câu 39: Việt Nam gia nhập WTO vào ngày tháng năm nào?

A. 11/2/2006.

B. 11/1/2007.

C. 13/2/2007.

D. 2/11/2006.

Câu 40: Các hành vi vi phạm các chuẩn mực về truyền thống đạo đức là?

A. Con cái đánh chửi cha mẹ.

B. Con cháu kính trọng ông bà.

C. Thăm hỏi thầy cô lúc ốm đau.

D. Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn GDCD năm 2020

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

B

A

A

A

D

A

D

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

D

C

D

B

A

A

C

A

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

A

B

C

A

D

A

A

C

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

D

C

B

D

A

A

C

C

B

A

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2020 (đề 5) được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức GDCD lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 và ôn thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên

.......................................................................

Ngoài Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Giáo dục công dân năm 2020 (đề 5). Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn GDCD

    Xem thêm