Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 18 Giáo dục công dân 9
Hệ thống kiến thức cơ bản Giáo dục công dân 9 bài 18
Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 bài 18 được VnDoc xin giới thiệu. Tài liệu gồm kiến thức cơ bản GDCD lớp 9 và câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh học tốt môn GDCD lớp 9 đồng thời chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
- Lý thuyết GDCD lớp 8 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Giải Vở bài tập GDCD lớp 8 bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
- Đề cương ôn tập Ngữ Văn lớp 9 học kì 2
- Đề kiểm tra học kì II lớp 9 môn Giáo dục công dân - Đề 1
- Đề cương ôn tập lớp 9 môn Ngữ văn đầu học kì 2 năm 2019 - 2020
PHẦN 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm
Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung, biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ, lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.
Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của pháp luật.
2. Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo Pháp luật
Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, nó là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật. Người có đạo đức thì mới biết tự nguyện thực iện những quy định của pháp luật.
3. Ý nghĩa của Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng.
Trách nhiệm của công dân - học sinh
Cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật. Học tập tốt. lao động tốt
PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Người sống có đạo đức là người tự nguyện tuân theo những qui định
A. có tính ràng buộc.
B. của bản thân.
C. của pháp luật.
D. rất hà khắc.
Câu 2. Tuân theo pháp luật là luôn sống và hành động theo những quy định của
A. cộng đồng.
B. pháp luật.
C. cơ quan công an.
D. xã hội.
Câu 3. Em tán thành với quan điểm nào sau đây để rèn luyện đạo đức và tuân thủ pháp luật?
A. Cần rèn luyện đạo đức và ý thức pháp luật ngay từ khi còn nhỏ.
B. Chỉ những người lớn mới phải rèn luyện phẩm chất này.
C. Chỉ cần cư xử tốt với mọi người mình quen biết là đủ.
D. Sống khép mình, ít giao tiếp với mọi người mới tránh được những sai phạm.
Câu 4. Vợ chồng biết tôn trọng, yêu thương và thủy chung với nhau thể hiện là người
A. sống có ý thức, trách nhiệm với nhau.
B. sống tình cảm, gắn bó, hạnh phúc.
C. tuân thủ tốt luật hôn nhân và gia đình
D. có đạo đức và biết tuân theo pháp luật
Câu 5. Thắng sinh ra trong một gia đình giàu có. Nhà chỉ có một mình nên cậu được nuông chiều. Chính vì vậy mà Thắng không quan tâm đến ai và thường xuyên đòi hỏi bố mẹ phải làm theo ý mình. Việc làm của bạn Thắng cho thấy cậu ta là người như thế nào?
A. Người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ.
B. Người sống thiếu tình cảm gia đình.
C. Không làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của người con.
D. Con người có cá tính, thích độc lập.
Câu 6. Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi nói đến vai trò của đạo đức và pháp luật?
A. Pháp luật là phương tiện duy nhất để quản lý xã hội.
B. Chỉ cần pháp luật nghiêm minh là sẽ quản lý được xã hội.
C. Thực hiện đúng đạo đức và pháp luật làm cho quan hệ xã hội tốt đẹp hơn.
D. Chỉ cần đạo đức tốt là quản lý được xã hội.
Câu 7. Ngày Pháp luật nước Việt nam là
A. 11/9 B. 2/9 C. 9/11 D. 9/2
Câu 8. Pháp luật do ai ban hành?
A. Nhân dân. B. Chính phủ. C. Quốc hội. D. Thủ tướng.
Câu 9. Hành vi nào sau đây không phù hợp với chuẩn mục đạo đức?
A. Nói tục chửi thề.
B. Đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
C. Nhường chỗ cho người già trên xe buýt.
D. Lễ phép kính trọng thầy cô.
Câu 10. Đối với cá nhân đạo đức góp phần
A. tạo ra mái ấm gia đình hạnh phúc
B. ổn định gia đình
C. hoàn thiện nhân cách con người
D. phát triển vững chắc gia đình
Câu 11. Đạo đức và pháp luật có sự giống nhau nào sau đây?
A. Thể hiện ý chí của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
B. Là những chuẩn mực, qui tắc ứng xử cho mọi người phải thực hiện.
C. Đều do nhà nước ban hành.
D. Đều do kinh nghiệm mà có.
Câu 12. Biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung là người sống
A. có đạo đức.
B. tuân theo pháp luật.
C. lỉ luật .
D. lễ phép.
Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 18 Giáo dục công dân 9 được VnDoc chia sẻ trên đây. Đây là đề cương hay giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức GDCD lớp 9, đồng thời là giúp các bạn chuẩn bị tốt kiến thức cho kì thi HK 2 và ôn thi vào lớp 10 THPT sắp tới. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên
- Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2019 - 2020
- Đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2019 - 2020
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 12 Giáo dục công dân 9
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 13 Giáo dục công dân 9
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 14 Giáo dục công dân 9
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 15 Giáo dục công dân 9
- Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 17 Giáo dục công dân 9
.......................................................................
Ngoài Hệ thống kiến thức cơ bản và trắc nghiệm bài 18 Giáo dục công dân 9. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt