Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Long An

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh năm học 2014-2015 trường THPT Chuyên Long An gồm 5 câu hỏi tự luận, bao gồm 10 ý, thời gian làm bài 150 phút, giúp các em ôn thi vào lớp 10 các trường THPT chuyên trong cả nước được hiệu quả cao. Chúc các em đạt kết quả tốt trong kì thi của mình.

Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi thử vào lớp 10 môn Hóa học năm 2015 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Sinh

SỞ GD&ĐT LONG AN
----------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LONG AN
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: SINH HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

1.1 (1,0 điểm)

a. Thế nào là di truyền liên kết?

b. Trong nhân tế bào, vì sao trên cùng một nhiễm sắc thể phải mang nhiều gen?

c. Khi quan sát bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội một tế bào sinh dưỡng của ếch đang ở kì đầu chứa 52 crômatit. Xác định số nhóm gen liên kết của ếch?

1.2 (1,0 điểm)

Cho lai hai thứ lúa thuần chủng thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm thu được F1 toàn thân cao, chín muộn. Cho F1 lai phân tích thì kết quả lai thu được:

1010 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín muộn.

1008 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín muộn.

1011 hạt khi đem gieo mọc thành thân cao, chín sớm.

1009 hạt khi đem gieo mọc thành thân thấp, chín sớm.

(Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng chiều cao của thân và thời gian chín di truyền độc lập với nhau)

a. Từ kết quả lai phân tích F1:

- Xác định kiểu hình nào là biến dị tổ hợp?

- Giải thích và xác định kiểu gen của F1?

b. Nếu cho F1 lai với thân cao, chín sớm dị hợp, thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 như thế nào?

Câu 2: (2,0 điểm)

2.1 (1,0 điểm)

Một gen có T2 – X2 = 12% tổng số nuclêôtit của gen. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trong gen này là bao nhiêu?

2.2. (1,0 điểm)

a. Nêu điểm khác nhau về sự sắp xếp của nhiễm sắc thể trên thoi phân bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân và kì giữa lần phân bào thứ nhất của giảm phân?

b. Trên một cơ thể đực, theo dõi 10 tế bào mầm nguyên phân 5 đợt liên tiếp đã đòi hỏi môi trường cung cấp 24180 nhiễm sắc thể đơn mới.

- Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài?

- Giả thiết có 1000 tinh bào bậc 1 thực hiện giảm phân bình thường, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 1/1000 . Xác định số hợp tử được tạo thành?

Câu 3: (2,0 điểm)

3.1. (1,0 điểm)

a. Nêu khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

b. Quan sát một nhiễm sắc thể có trình tự phân bố các gen trước và sau đột biến:

c. Xác định tên dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? Ngoài dạng trên, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể còn những dạng nào?

d. Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp nhiễm sắc thể thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?

3.2. (1,0 điểm)

Quan sát trên một đoạn ADN gồm 30 chu kì xoắn, số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của đoạn ADN. Sau đột biến, thấy xuất hiện thêm một cặp nuclêôtit A – T.

a. Đột biến gen là gì? Chiều dài đoạn ADN trên sau khi bị đột biến bằng bao nhiêu A?

b. Số nuclêôtit từng loại của đoạn ADN sau đột biến là bao nhiêu?

Câu 4: (2,0 điểm)

4.1. (1,0 điểm)

Quan sát một tế bào ở em bé thấy bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc trong đó có 1 cặp nhiễm sắc thể có hình thái, kích thước khác nhau và 3 nhiễm sắc thể thứ 21 có hình thái, kích thước giống nhau, các cặp nhiễm sắc thể còn lại đều bình thường.

a. Tế bào trên là của bé trai hay bé gái? Cho biết bé bị bệnh di truyền gì?

b. Về bên ngoài, bé có các dấu hiệu biểu hiện của bệnh như thế nào?

4.2. (1,0 điểm)

Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người do 1 gen có 2 alen (A và a) qua ba thế hệ như sau:

Hãy xác định:

a. Gen gây bệnh là gen trội hay lặn - Giải thích?

b. Một học sinh cho rằng gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X đúng không, giải thích nhận định?

Câu 5: (2,0 điểm)

5.1. (1,0 điểm)

Trong một ruộng lạc (đậu phộng), có thể có các mối quan hệ nào giữa các sinh vật khác loài (cỏ, sâu, vi khuẩn sống trong nốt sần rễ lạc, lạc)? (Nêu tên gọi cụ thể của mối quan hệ).

5.2. (1,0 điểm)

Em hãy nêu ý nghĩa thích nghi ở sinh vật với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm của môi trường sống, tương ứng mỗi đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lý, tập tính hoạt động:

- Đặc điểm 1: Một số loài động vật có tập tính ngủ hè.

- Đặc điểm 2: Gấu trắng ở vùng Bắc cực có lớp lông bao phủ dày và lớp mỡ nằm dưới da.

- Đặc điểm 3: Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày.

- Đặc điểm 4: Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá.

---------HẾT---------

Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:…………………………………………Số báo danh:……...Chữ ký…………

Chữ ký giám thị 1:………………..

Đánh giá bài viết
1 1.670
Sắp xếp theo

    Lớp 9

    Xem thêm