Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Trường THPT Duy Tân, Phú Yên năm học 2018 - 2019
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
TRƯỜNG THPT DUY TÂN
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Bài thi: Ngữ văn
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Thưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông ai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Xót người tựa cửa hôm mai.
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm)
2. Tìm 2 điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử
dụng điển cố đó. (1.0 điểm)
3. Phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ tưởng (nỗi nhớ của
Thúy Kiều dành cho Kim Trọng) và từ xót (nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ).
(1,0 điểm)
Câu 2: (2,0 điểm)
Từ nỗi nhớ của Thúy Kiều trong đoạn thơ trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng
15 dòng) trình bày suy cảm của em về nỗi nhớ.
Câu 3: (5,0 điểm).
Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
(Sách Giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2010). Từ đó, so sánh với
vẻ đẹp của người lính cách mạng trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của
Phạm Tiến Duật.
-------- Hết -------
GỢI Ý GIẢI ĐỀ
Câu 1:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
2.
- Tìm được hai điển cố: "Sân Lai", "gốc tử"
- Hiệu quả:
+ Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ; ngầm so sánh Kiều với
những tấm gương chí hiếu xưa.
+ Khiến lời thơ trở nên trang trọng, thiêng liêng hơn, phù hợp với việc ca ngợi
tình cảm hiếu thảo hiếm có của Kiều
3.
-Từ "tưởng" trong câu thơ "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng" nghĩa là: nhớ
về, hồi tưởng lại, mơ tới. Từ này bộc lộ chính xác nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều.
Nỗi nhớ của một tình yêu đắm say trong sáng gắn với những kỉ niệm ngọt
ngào.
- Từ "xót" trong câu thơ "Xót người tựa cửa hôm mai" nghĩa là yêu thương
thấm thía, xót xa. Từ này đã bộc lộ rõ lòng tình yêu thương, lòng hiếu thảo hết
mực của nàng với cha mẹ trong hoàn cảnh phải cách xa, li biệt.
=> Cách sử dụng từ ngữ hết sức chuẩn xác và tinh tế.
Câu 2:
Các em cần phân tích được 2 khía cạnh nỗi nhớ của Thúy kiều khi ở lầu Ngưng
Bích:
- Kiều đã nhớ về Kim Trọng về lời thề sắt son trăm năm nhưng nay giờ đã tan
vỡ. => Nỗi nhớ về tình yêu với mong muốn được có thể đáp lại tình yêu của
Kim Trọng
- Kiều nhớ về cha mẹ đã già yếu không ai chăm sóc => Nỗi nhớ là áy náy
không thể phụng dưỡng cha mẹ và là sự mong chờ ngày đoàn tụ để làm tròn
bổn phận người con hiếu thảo.
Từ đó nêu suy cảm của em về nỗi nhớ.
Câu 3:
I. Mở bài:
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
- Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm và hình ảnh người lính qua hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm chống Pháp và người chiến sĩ
Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mỹ đã được phản ánh khá rõ nét với
những vẻ đẹp khác nhau qua 2 bài thơ.
II. Thân bài:
1. Cách 1: Nêu cảm nhận của em về người lính trong bài thơ “Đồng chí” và
hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” từ đó
nêu điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu
cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước
mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường
nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo
tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa
nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời
người lính.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở
những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy. Hình ảnh họ lam lũ với “áo
rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với "chân không giày". Đói, rét, gian khổ
khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét: “miệng cười
buốt giá”, ”sốt run người”, ”vừng trán ướt mồ hôi”.
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa
nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ
“quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí
keo sơn, gắn bó với lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ,
cùng chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Trường THPT Duy Tân
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Trường THPT Duy Tân, Phú Yên năm học 2018 - 2019 có đáp án được VnDoc sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn để tham khảo chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán năm học 2017 - 2018
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội năm học 2018 - 2019
Đề thi thử vào lớp 10 môn Toán trường THPT Sơn Tây năm học 2018 - 2019
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn tiếng Anh tỉnh Bình Dương năm học 2018 - 2019 có đáp án
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Bình Dương năm 2018 - 2019