Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai năm học 2017 - 2018
Đề thi vào lớp 10 môn Văn
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Nai năm học 2017 - 2018 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn, đây đạt kết quả cao trong kỳ tuyển sinh năm nay. Mời các em cùng tham khảo.
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn tỉnh Thanh Hóa năm học 2017 - 2018
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán Sở GD&ĐT Đồng Nai năm học 2017 - 2018
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI | KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018 |
ĐỀ CHÍNH THỨC | MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 01 trang,gồm 02 phần, 6 câu) |
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc kĩ hai khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã kèn then, đêm sập cửa, Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi | (2) Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. |
(Trích khổ đầu và khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, trang 139-140)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của hai khổ thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra các phép tu tử và tác dụng của chúng trong hai đoạn thơ sau: (1,0 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
và: Mặt trời đội biển nhô màu mới
Câu 3. Khổ đầu và khổ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá có những hình ảnh, chi tiết nào được lặp lại? Cách lặp lại như vậy cũng có trong bài thơ nào em đã học? (0,5 điểm)
Câu 4. Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh rất nhiều bạn bè sống tự lập, tự mình làm việc và khẳng định chính mình, vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống ỉ lại, dựa dẫm vào người khác. Viết bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống dựa.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
[...] Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.[...] Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về "nhà" bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sang. Bản báo ấy trong ngành gọi là "ốp". Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và bào về lúc một giờ sang. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết ấy. Nửa đêm đang nằm trong chắn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đù sang. Xách đèn ra vườn, giỏ tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật sự dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chồi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn, tập I, trang 183-184)
---HẾT---