Địa lý 12 Chân trời sáng tạo bài 31
Địa lí 12 Chân trời sáng tạo bài 31: Thực hành tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên được chúng tôi sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải SGK Địa 12 Chân trời sáng tạo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bài: Thực hành tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên
I. Nội dung
Câu hỏi trang 136 Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học và các nguồn tài liệu tham khảo, hãy viết và trình bày báo cáo về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
Gợi ý nội dung báo cáo:
- Vị trí chiến lược của vùng Tây Nguyên.
- Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
II. Chuẩn bị
- Thu thập tư liệu qua internet, sách, báo, tạp chí, video,… để tìm hiểu thông tin về ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên.
- Xây dựng đề cương báo cáo bao gồm phần mở đầu, phần nội dung (giải quyết những vấn đề đặt ra trong phần mở đầu với các dữ liệu cụ thể, hình ảnh, số liệu, bảng biểu,…) và phần kết luận.
- Các video đính kèm khi trình bày báo cáo.
III. Gợi ý một số thông tin tham khảo
- Thu thập tài liệu về các nghị quyết, quyết định liên quan đến phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên; tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên từ các website: https://twlieuvankien.dangcongsan.vn/; https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/; https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/
- Địa chí địa phương, báo cáo tình hình kinh tế, chính trị hằng năm của các tỉnh Tây Nguyên.
- Các nguồn tài liệu đã xuất bản, tranh ảnh, video có liên quan đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng Tây Nguyên.
Lời giải:
Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh của nước ta.
- Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng có diện tích khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 1/6 diện tích cả nước; lớn thứ 3 trong 6 vùng kinh tế - xã hội; nằm ở điểm giao biên giới ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, tiếp giáp các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; được xem là “phên dậu phía Tây của Tổ quốc”, là “nóc nhà của Đông Dương”. Sự ổn định và phát triển bền vững của Tây Nguyên có ý nghĩa tích cực và sâu rộng đối với sự ổn định và phát triển của đất nước.
- Đây là vùng gồm 5 tỉnh (Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng) giàu tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong phát triển, giữ vai trò tâm điểm của kết nối Đông - Tây; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh đối với cả nước; là vùng dự trữ chiến lược cho phát triển bền vững của quốc gia,...
- Nghị quyết số 23-NQ/TW tiếp tục xác định vùng Tây Nguyên có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên nhiều mặt, như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh và đối ngoại,... của cả nước; xác định yêu cầu vừa phát triển vùng Tây Nguyên nhanh, vừa phải bền vững là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với các địa phương trong vùng, mà còn với cả nước.
Ý nghĩa của phát triển kinh tế - xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên:
- Phát triển kinh tế góp phần khai thác thế mạnh, nâng cao vị thế kinh tế của vùng và củng cố quốc phòng an ninh.
- Vùng tiếp giáp với Lào và Cam-pu-chia, có nhiều cửa khẩu thông thương. Phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, tăng cường sự thông thương, hợp tác kinh tế với các nước giúp củng cố quốc phòng an ninh.
- Tây Nguyên là nơi cư trú của nhiều dân tộc thiểu số, giàu bản sắc văn hóa và truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm. Phát triển kinh tế - xã hội của vùng là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các dân tộc từ đó củng cố sức mạnh quốc phòng an ninh.
- Kinh tế - xã hội phát triển tạo sức mạnh, tiềm lực về kinh tế, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế chiến lược của Tây Nguyên.
- Việc phát triển kinh tế ở vùng là cơ sở, nền tảng để củng cố, hoàn thiện và phát triển an ninh quốc phòng.
- Góp phần khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc vùng, ổn định sinh kế và nâng cao trình độ, duy trì khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo an ninh trật từ, bảo vệ chủ quyền biên giới, chủ quyền quốc gia và lãnh thổ.
>>>> Bài tiếp theo: Địa lý 12 Chân trời sáng tạo bài 32
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Giải SGK Địa lý lớp 12 bài 31: Thực hành tìm hiểu ý nghĩa của phát triển kinh tế – xã hội đối với an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Địa lý 12 Kết nối tri thức, Địa lý 12 Cánh diều, Tài liệu học tập lớp 12.