Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy viết bài văn nghị luận về tác hại của việc nói dối

Văn mẫu lớp 7: Em hãy viết bài văn nghị luận về tác hại của việc nói dối gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Nghị luận về tác hại của việc nói dối

Chỉ với ba tấc lưỡi, con người đã bóp méo mọi sự vật, hiện tượng. Chúng ta cũng thỏa hiệp với các dạng giả dối không lời như sử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ, quần áo và những dạng trang trí khác để cải trang bề ngoài thực của mình.

Hơn một thế kỷ trước, nhà văn Mỹ Mark Twain đã viết: "Người ta giả dối bất cứ khi nào, cả trong lúc ngủ và lúc thức, trong lúc buồn và vui. Nếu bạn giữ được cái lưỡi, thái độ anh ta cũng sẽ chuyển tải những sự giả dối khác". Sự giả dối giống như một thứ kỹ năng, tồn tại trong mọi cá nhân và được chúng ta sử dụng hết sức thoải mái. Không chỉ có trên phim ảnh hay các ấn phẩm văn hóa, sự dối trá hiện diện xung quanh chúng ta theo cách này hay cách khác, và chúng ta tìm thấy ở đó những câu chuyện thú vị.

Đã có một số nghiên cứu ủng hộ quan điểm của Mark Twain, đó là những công trình khoa học vào năm 2004 do nhà tâm lý học Robert S.Feldman ở ĐH Massachusetts thực hiện. Ông đã ghi âm lén các sinh viên khi nói chuyện với người lạ, sau đó phân tích băng và tính toán số lần họ nói dối: Hơn 60% đối tượng có biểu hiện nói dối trong khoảng thời gian mỗi 10 phút. Mức độ dối trá được sắp xếp từ thổi phồng cho đến bịa đặt. Và thật thú vị: Nam giới và nữ giới có tần suất nói dối như nhau, nhưng trong khi phụ nữ có khuynh hướng giả dối để đối tượng yên tâm thì sự giả dối của phái mạnh cốt để tự an ủi mình.

Trong một nghiên cứu khác do chuyên gia David Knox và Caroline Schacht ở Đại học Đông Carolina tiến hành, có đến 92% sinh viên thú nhận đã nói dối với người tình hiện tại hoặc trước đây. Trong khi từ lâu người ta đã biết rằng nam giới thường có xu hướng nói dối về số lượng các cuộc "chinh phạt tình ái" trong quá khứ, thì một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ lại thường không trung thực về mức độ trải nghiệm tình dục. Khi được yêu cầu hoàn thành bản tham vấn hành vi và thái độ tình dục bản thân, các đối tượng nghiên cứu là nữ cho biết chỉ có hai "cuộc tình" đi qua trong đời, trong khi kết quả từ máy phát hiện nói dối cho thấy kết quả thực nhiều hơn.

Những đơn cử trên đây chỉ là vài điển hình về sự giả dối mà khoa học ghi nhận. Và ngay cả các nghiên cứu về sự giả dối cũng có kết quả… không thật. Chúng ta cũng thỏa hiệp với các dạng giả dối không lời như sử dụng mỹ phẩm, tóc giả, phẫu thuật thẩm mỹ, quần áo và những dạng trang trí khác để cải trang bề ngoài thực của mình. Chúng ta lợi dụng các hương thơm nhân tạo để đánh lạc hướng dấu vết bản chất mùi thật của cơ thể. Chúng ta khóc với những giọt nước mắt cá sấu, làm giả một số cơ quan và phơi bày đồ dỏm trước bàn dân thiên hạ. Nhưng tất cả điều đó chỉ là một phần nhỏ của tấm thảm giả dối khổng lồ nhằm che đậy, bài trí cho bản chất không trung thực của chúng ta.

Nếu sự thật trần trụi làm cho mọi người cảm thấy khó chịu, chúng ta có thể lấy sự an ủi (con người không phải là loài duy nhất biết khai thác điều này!) để phục vụ hành vi giả dối của mình. Cây cối và nhiều loài động vật có thể liên lạc với nhau bằng thứ âm thanh "ảo", phô bày các nghi thức tiếp cận, màu sắc, hóa chất lan truyền trong không khí và cả những phương thức chưa được biết khác, mà theo các nhà sinh vật học thì mục đích vẫn là chuyển tải thông tin và lừa phỉnh nhau. Một số loài hoa tỏa hương quyến rũ ong bướm, côn trùng để ăn thịt. Rắn đuôi chuông ngoe nguẩy chiếc đuôi như con giun để đánh lừa con mồi. Loài nhện nước tạo sóng để thu hút đàn cá đến và tóm lấy nạn nhân bằng ngón nghề điêu luyện… Khi biết càng nhiều, chúng ta càng ngờ vực nhau, và một số loài động vật có khả năng gửi đi những thông điệp không chính xác để đánh lừa đối tượng.

Vì sao con người dễ dàng lừa dối đến vậy? Một phần vì điều đó là chiếc vé cho sự thành công trong quá trình sinh tồn của chúng ta. Giống người cổ Homo sapiens đã từng giả dối để có thể tồn tại và phát triển trong những cuộc chiến dai dẳng vì sự trường tồn – động lực thúc đẩy tiến hóa. Dối trá để giúp nhau và dối trá ngay cả với chính bản thân mình – một sản phẩm tài năng được gây dựng từ não bộ – giúp chúng ta chấp nhận hành vi gian lận của chính bản thân và khách thể.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy viết bài văn nghị luận về tác hại của việc nói dối cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm