Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát

Văn mẫu lớp 7: Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát gồm nhiều bài văn mẫu, dàn bài hay giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Chứng minh câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát mẫu 1

Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đá bát.

Thành ngữ ăn cháo đá bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đá bát). Về thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đá bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đá bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đá bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đá bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đá bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo, một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng một gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đá bát vừa cụ thể vừa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đá bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

“Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đá bát, uống cho khỏe vào rồi vất vả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).

Cùng nghĩa với ăn cháo đá bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng… Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.

Chứng minh câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát mẫu 2

Lòng biết ơn từ lâu đã luôn là một trong những đạo lý của dân tộc. Thế nhưng, một số người hôm nay lại đi ngược lại với truyền thống ấy, vong ân, bội nghĩa, vô ơn với những người đã giúp ta đạt được thành công, bà ông cha ta đã gọi những kẻ ấy bằng câu tục ngữ “Ăn cháo đá bát”.

Câu tục ngữ có hai vế, “Ăn cháo” và “đá bát”, vế đầu tiên là chỉ sự hưởng thụ những thành quả, nhận những công lao mà người khác giúp đỡ mình , còn vế sau là chỉ sự bội bạc, vô ơn của người đã mang ơn đối với người làm ơn. Qua câu tục ngữ ngắn gọn, ông cha ta đã phê phán những kẻ vong ơn bội nghĩa trong xã hội, sống bội bạc với những người đã có công giúp đỡ ta. Lời phê phán này là hoàn toàn đúng đắn và giàu triết lý. Cần phải hiểu rằng, cuộc sống này vẫn luôn tồn tại muôn vàn khó khăn mà con người ta cần phải vượt qua, nếu không có sự trợ giúp hay giúp đỡ từ người khác, ta làm sao có thể tự mình vượt qua những chông gai trắc trở ấy. Bạn làm sao có thể nên người nếu như không có sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ? Bạn làm sao có thể tiếp nhận tri thức nếu không có thầy cô là người truyền đạt chúng? Bất kỳ một điều gì mà ta có được ngày hôm nay dù ít hay nhiều đều nhờ một phần công sức của những người xung quanh, không ai có thể tự mình mà vượt qua hết tất cả. Do đó, thử nghĩ mà xem, những kẻ vong ân bội nghĩa liệu có đáng chê trách hay không? Mỗi sự giúp đỡ ta trong cuộc sống đều xuất phát từ tình yêu thương, sự quý mến của người khác dành cho ta, họ hy vọng ta thành công, hy vọng ta sẽ được vui vẻ. Vậy nên khi ta đã có thể đạt được điều mình muốn, có những kẻ lại cố tình quay lưng đi với công lao giúp đỡ của người khác, cho rằng đó hoàn toàn là công sức của riêng bản thân mình, tự mình làm nên, cũng có những kẻ dù cũng ý thức được sự mang ơn nhưng khi chính người đó cần sự giúp đỡ ngược lại từ ta, họ lại phủ nhận sạch sẽ mối quan hệ, lạnh lùng quay lưng với người mà đã hết lòng vì mình. Điều đó không chỉ khiến cho chính bạn sẽ xấu đi, không thể tin tưởng trong mắt người ấy và cả những người xung quanh mà còn làm cho mối quan hệ của đôi bên sẽ rạn nứt và khó có thể trở lại như trước. Nhân vật Lý Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh” chính là một minh chứng tiêu biểu cho sự vong ơn bội nghĩa đối với Thạch Sanh đã hết lòng yêu thương, giúp đỡ hắn nhưng cuối cùng hắn đã quay lưng, hãm hại và cướp công của Thạch Sanh. Những kẻ bội bạc, vô ơn trong cuộc sống sẽ phải nhận một kết cục xứng đáng khi chính Lý Thông cũng phải chịu sự trừng phạt và hóa thành con cóc ghẻ. Vì vậy, lối sống “Ăn cháo đá bát” đáng bị lên án và phê phán. Bên cạnh đó, những người có lòng biết ơn, “uống nước nhớ nguồn”, kính trọng với người khác, sẽ luôn được yêu quý và tôn trọng, những con người ấy dù có lâm vào bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ có luôn có người sẵn sàng giúp đỡ.

Vậy nên, mỗi người chúng ta cần tránh lối sống vô ơn, bội bạc và hãy luôn kính trọng, biết ơn những người dù ít dù nhiều cũng đã giúp đỡ ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Con người ta một đã đá chiếc bát thì chiếc bát khi đã vỡ cũng vĩnh viễn chẳng thể nào lành lại như xưa. Đừng để chiếc bát của bạn vỡ hay làm vỡ chiếc bát của người khác. Đạo lý của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Em hãy viết bài văn chứng minh câu tục ngữ: Ăn cháo đá bát cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 7 và biết cách soạn bài lớp 7 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Cánh diều

    Xem thêm