Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 31: Ôn tập phần tập làm văn

Giải bài tập Ngữ văn bài 31: Ôn tập phần tập làm văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 31: Ôn tập phần tập làm văn là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Ôn tập phần tập làm văn

Câu 1. Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở những mặt nào?

+ Văn bản cần có tính thống nhất vì: Để không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.

+ Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

Câu 2. Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:

Em rất thích đọc sách.

Mùa hè thật hấp dẫn.

Đoạn văn tham khảo.

Đoạn 1: Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới: Qua sách ta có thể xuống tận đại dương bao la sâu thẳm để tìm hiểu cuộc sống của các loài cá, và dạo chơi giữa những đảo san hô đẹp tuyệt vời. Qua sách ta có thể lên được những đỉnh cao chót vót của nóc nhà thế giới Hy Mã Lạp Sơn, hay đến với Nam Cực xa xôi để ngắm nhìn các chú chim cánh cụt giữa biển bằng trắng xoá. Còn giúp ta vượt trùng dương đến với nước Mĩ sôi động văn minh, đến với nước Pháp sang trọng, cổ kính hay châu Phi rực lửa hoang dã... Vì vậy, em rất thích đọc sách.

Đoạn 2: Tại sao lại không yêu thích mùa hè được nhỉ? Mùa hè ta được nghỉ ngơi thư giãn sau chín tháng học tập căng thẳng. Ta lại còn được bao trò chơi giải trí đang chờ đợi ở phía trước như tắm biển, leo núi, cắm trại, du lịch hoặc đến sinh hoạt tại các câu lạc bộ mà mình yêu thích như âm nhạc, nấu ăn, hội hoạ, thẩm mỹ... Mùa hè thật hấp dẫn phải không các bạn?

Câu 3. Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào các yếu tố nào?

+ Lí do phải tóm tắt văn bản tự sự:

- Để ghi lại nội dung chính của tác phẩm đã học.

- Khi cần thông báo cho người khác biết.

+ Các bước tiến hành khi tóm tắt văn bản tự sự:

- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.

- Xác định nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.

- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.

- Viết thành văn bản.

Câu 4. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?

Tự sự kết hợp với miêu tả có tác dụng:

- Làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn.

- Làm tăng sự thuyết phục cho người đọc.

Câu 5. Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì? Ta cần chú ý những điều sau:

+ Phải tuỳ vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết lựa chọn tự sự với miêu tả, hay tự sự với biểu cảm hoặc cả ba.

+ Phải có sự kết hợp hợp lí, tránh lạm dụng một cách tuỳ tiện.

Câu 6. Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào là có những lợi ích gì?

Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày?

+ Tính chất của văn bản thuyết minh:

- Trình bày tính chất cấu tạo, quy luật phát triển, lí do phát triển và nêu lên tác dụng, ý nghĩa của sự vật hiện tượng đối với đời sống con người.

- Hướng dẫn cho mọi người cách sử dụng và bảo vệ sự vật ấy.

+ Phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh: Văn bản thuyết minh được sử dụng trong hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống.

- Trong lĩnh vực y tế: Thuyết minh về các loại thuốc chữa bệnh, các dụng cụ y khoa, cách điều hành bảo quản sử dụng, thuyết minh về các phương pháp sử dụng.

- Trong lĩnh vực giáo dục: Giới thiệu sách mới, trình bày về nội dung cuốn sách, giới thiệu phương pháp dạy học mới, giới thiệu về trường để phụ huynh và học sinh nắm được thông tin.

- Trong lĩnh vực khoa học: Văn bản thuyết minh được sử dụng để giới thiệu về đề tài nghiên cứu, sự phát triển của một lĩnh vực, một vấn đề nào đó...

Câu 7. Muốn làm văn bản thuyết minh trước hết cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy?

+ Điều kiện để làm văn bản thuyết minh:

- Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng một cách cặn kẽ.

- Nắm được đặc trưng, bản chất của sự vật đó.

- Phải biết trình bày một cách rõ ràng.

+ Các phương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh:

- Để làm rõ đặc điểm sự vật, trong văn bản thuyết minh người ta dùng rất nhiều phương pháp kết hợp như: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, dùng số liệu so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại, nêu ví dụ..

- Ví dụ: Bài “Thông tin về Trái đất năm 2000” dùng phương pháp liệt kê, nêu ví dụ phân tích, so sánh dùng trong bài Ôn dịch thuốc lá...

Câu 8. Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm một bài văn thuyết minh về: một đồ dùng, cách làm một sản phẩm nào đó, một di tích thắng cảnh, một loại động vật, thực vật?

+ Thuyết minh một đồ dùng:

- Mở bài: Giới thiệu đồ dùng cần thuyết minh.

- Thân bài:

• Trình bày cấu tạo, đặc điểm (nguyên liệu làm, các bộ phận, màu sắc...)

• Cách sử dụng, lợi ích của đồ dùng trong cuộc sống.

- Kết bài:

• Giá trị ý nghĩa của đồ vật.

• Suy nghĩ, tình cảm của bản thân.

+ Thuyết minh cách làm một sản phẩm nào đó:

- Mở bài: Giới thiệu sản phẩm cần thuyết minh, phim

- Thân bài:

• Tên gọi thành phẩm

• Nguyên liệu làm

• Cách làm

• Cách trình bày (yêu cầu thành phẩm)

• Cách thưởng thức (hướng dẫn sử dụng)

- Kết bài: Suy nghĩ bản thân (sở thích, thái độ).

+ Thuyết minh một danh lam thắng cảnh:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

- Thân bài:

• Lịch sử tên gọi và quá trình hình thành

• Vị trí địa lí (ở đâu, đi bằng đường nào)

• Đặc điểm của thắng cảnh

- Kết bài: Tình cảm của em đối với thắng cảnh.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 31: Văn bản thông báo

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 31: Văn bản tường trình

Đánh giá bài viết
1 191
Sắp xếp theo

Học tốt Ngữ Văn lớp 8

Xem thêm