Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 30: Chữa lỗi diễn đạt

Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Chữa lỗi diễn đạt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 30: Chữa lỗi diễn đạt là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Chữa lỗi diễn đạt

(Luyện tập)

Câu 1. Những câu dưới đây mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic. Hãy phát hiện và chữa lỗi đó.

a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt áo quần giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.

+ Lỗi của câu: Áo quần, giày dép và đồ dùng học tập không cùng trường từ vựng.

+ Sửa lại: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bão lụt sách, vở, bút, mực và nhiều đồ dùng học tập khác.

b) Trong thanh niên nói chung và cả trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công.

+ Lỗi của câu: Từ thanh niên và bóng đá không cùng trường từ vựng, thanh niên chỉ lứa tuổi, bóng đá chỉ một môn thể thao.

+ Sửa lại: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng niềm say mê là nhân tố quan trọng để dẫn tới thành công.

c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu được sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.

+ Lỗi của câu: Các từ ngữ Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố không cùng hệ thống phân loại. Lão Hạc là tên nhân vật, Bước đường cùng là tên của tác phẩm còn Ngô Tất Tố là tên tác giả. Chúng ta lựa chọn một trong ba cách phân loại trong cách diễn đạt.

+ Sửa lại: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu được sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.

d) Em muốn trở thành một người tri thức hay một bác sĩ?

+ Lỗi của câu: Người viết không phân biệt được phạm vi của từ vựng, nghĩa của từ tri thức đã bao hàm từ bác sĩ.

+ Sửa lại: Em muốn trở thành một bác sĩ hay một kĩ sư.

e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ.

+ Lỗi của câu: Không phân biệt được trường từ vựng của cậu, nghĩa của từ nghệ thuật đã bao hàm ngôn từ.

+ Sửa lại: Bài thơ không chỉ hay về nội dung mà còn sắc sảo về ngôn từ.

g) Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo carô.

+ Lỗi của câu: Dùng từ không đúng trường từ vựng, cao gây miêu tả dáng người, áo carô thì lại miêu tả về ăn mặc.

+ Sửa lại: Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì thấp bé.

h) Chị Dậu rất cần cù chịu khó, nên chị rất mực yêu thương chồng con.

+ Lỗi của câu: Vế trước không phải là nguyên nhân của vế sau, dùng từ nên không phù hợp.

+ Sửa lại: Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.

i) Nếu không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được nhiệm vụ sinh quang và nặng nề đó.

+ Lỗi của câu: Hai vế của câu không phải là quan hệ nhân quả nên không thể dùng cặp từ chỉ quan hệ nếu... thì, sửa lại bằng cách chuyển thành câu điều kiện giả thiết, hoặc bỏ cặp từ nếu ... thì.

+ Sửa lại: Nếu như không phát huy được những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa làm giảm tuổi thọ của con người.

+ Lỗi của câu: Hai vế câu dùng từ cùng trường, nghĩa tuổi thọ cũng là một khía cạnh của sức khoẻ.

+ Sửa lại: Hút thuốc lá vừa tốn kém tiền bạc vừa làm giảm tuổi thọ của con người.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 30: Bài tập làm văn số 7

Đánh giá bài viết
1 364
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm