Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 28: Lựa chọn từ ngữ trong câu

Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Lựa chọn từ ngữ trong câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 28: Lựa chọn từ ngữ trong câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

Lựa chọn từ ngữ trong câu

I. Kiến thức cơ bản

• Trong câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

• Trật tự từ trong câu có thể:

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng hoạt động đặc điểm (như thứ vật quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói...).

- Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.

- Liên kết câu với các câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm và lời nói.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Nhận xét chung

Nhận xét về trật tự từ trong câu:

Gõ đầu rơi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều cái cũ:

(Ngô Tất Tố – Tắt đèn)

a) Ta có thể thay đổi trật tự từ của câu trên như sau:

Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều cái cũ, gõ đầu rơi xuống đất.

vẫn không thay đổi nghĩa của câu (còn nhiều cách khác).

b) Tác giả chọn trật tự từ (như trong đoạn trích) có tác dụng làm tăng thêm sự hung hãn của cai lệ (nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng).

c) Nếu ta thay đổi trật tự từ như ở câu a thì sự hung hãn của cai lệ sẽ giảm đi.

2. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ

Câu 1. Trật tự in đậm trong các câu:m

a) Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thùng trong tay anh này là chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu.

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.

+ Thể hiện các hành động trước sau liên tiếp nhau của cai lệ, tô đậm tính cách hung bạo của hắn.

+ Sự sợ hãi của chị Dậu trước sự hung bạo của cai lệ và các hành động theo thứ tự trước sau.

b) Nhận xét trật tự từ trong câu:

Cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.

+ Trật tự từ sắp xếp theo thứ tự bậc cao thấp của nhân vật (cai lệ có địa vị xã hội cao hơn người nhà lí trưởng) và tuần tự xuất hiện của nhân vật (cai lệ xông vào nhà anh Dậu trước, người nhà lí trưởng vào sau).

+ Thể hiện sự đột ngột, bất ngờ của sự việc.

+ Trật tự cụm từ roi song, tay thước, dây thừng tương ứng với trật tự cụm từ đứng trước (phần trên của văn bản: Cai lệ mang roi, còn người nhà lí trưởng mang thước và dây thừng)

Câu 2. So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ:

a) Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

b) Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước.

c) Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước.

+ Cách sắp xếp trật tự ở câu a là hợp lí nhất, hay nhất vì hài hoà về ngữ âm, nhịp điệu (2/2/4/4) theo cấp độ tăng tiến tạo sự mạnh mẽ ngân vang.

+ Cách sắp xếp câu b thiếu hài hoà về ngữ âm, nhịp 2/2 để cuối câu không tạo được âm vang.

+ Cách sắp xếp câu c lủng củng, ngắt nhịp không đồng đều, không hài hoà về ngữ âm.

III. Hướng dẫn luyện tập

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

Trật tự từ trong câu trên được sắp xếp theo trình tự thời gian xuất hiện của các vị anh hùng trong lịch sử dân tộc.

b) Cụm từ Đẹp vô cùng đặt trước cụm từ Tổ quốc ta ơi. Đây là hiện tượng đảo ngữ (vị ngữ đứng trước chủ ngữ) nhằm để nhấn mạnh thái độ ngợi ca vẻ đẹp Tổ quốc.

Cụm từ hò ô tiếng hát được đặt sau cụm từ Nắng chói sông Lô để hài hoà về mặt ngữ âm sông Lô, hò ô, tạo nên sự ngân vang kéo dài, gợi nên cảnh sông nước mênh mông.

a) Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

+ Câu văn lặp lại hai từ mật thám và đội con gái ở câu trên có tác dụng liên kết giữa các câu trong văn bản (câu trên, câu dưới).

+ Cụm từ tôi cũng chẳng sợ, tôi cũng chẳng cần được lặp lại hai lần nhằm thể hiện thái độ bất cần đối với người nói.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 28: Kiểm tra văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 28: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm