Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Hội thoại
Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Hội thoại
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Hội thoại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 25: Viết bài tập làm văn số 6 Văn nghị luận
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 25: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 25: Viết đoạn văn trình bày luận điểm
Hội thoại
I. Kiến thức cơ bản
• Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội.
- Quan hệ trên - dưới, hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội).
- Quan hệ thân – sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
• Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng sai mình để chọn cách nói cho phù hợp.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Vai trò của xã hội trong hội thoại.
1. Đọc đoạn trích: Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.
2. Trả lời câu hỏi:
+ Quan hệ giữa các nhân vật tham gia hội thoại trong đoạn trích trên là quan hệ trên – dưới, giữa những người trong gia đình. Nhân vật bà cô là vai trên, chú bé Hồng là vai dưới.
+ Cách cư xử của người cô có nhiều điều rất đáng chê trách:
- Xưng họ không lịch sự mày – tao thay vì có thể xưng là cô cháu.
- Những lời nói thiếu thiện chí cố ý dè bỉu mẹ cậu bé và khoét sâu vào nỗi đau của cậu bé, thiếu sự thân ái của tình ruột thịt. Người cô là người rất đáng chê trách.
+ Những chi tiết thể hiện sự kìm nén bất bình của chú bé Hồng:
- Trước những lời xúc xiểm của bà cô, cậu bé Hồng rất đau khổ và buồn giận, nhưng vẫn cố kìm nén:
• Tôi cười dài trong tiếng khóc.
• Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.
- Lí do sự kìm nén: Người cô là bậc trên (vai trên), bé Hồng là vai dưới cho nên cậu bé phải cố gắng kìm nén sự bất bình để giữ thái độ lễ phép.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Hãy tìm những chi tiết trong bài "Hịch tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền.
Những chi tiết thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ.
+ Phê phán thái độ bàng quan vô trách nhiệm đối với vận nước và chủ tướng: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức.
+ Phê phán lối sống cầu an, hưởng lạc của tướng sĩ: Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui rượu ngon hoặc mê tiếng hát... Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh.
+ Nghiêm khắc cảnh cáo: Nhược bằng kinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta tức là kẻ nghịch thù.
Câu 2. Đọc đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao và trả lời câu hỏi.
+ Vai xã hội của các nhân vật giao tiếp: Căn cứ vào ngôn ngữ đối thoại ta thấy cả hai nhân vật đều thuộc vai trên của xã hội, ông giáo là người có học thức còn lão Hạc là người nông dân cao tuổi.
+ Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc: Thái độ vừa kính trọng vừa thân tình.
- Thái độ kính trọng: Qua cách xưng hô cụ – tôi, ông con mình.
- Thân tình: Qua lời lẽ ôn tồn và hành động “nắm lấy cái vai gầy của lão”.
+ Thái độ của lão Hạc đối với ông giáo: Vừa kính trọng vừa thân tình.
- Kính trọng: Qua cách xưng hô ông giáo dạy phải, dùng từ ông mà không phải từ anh (nhân vật ông giáo nhỏ tuổi hơn lão Hạc), dùng từ dạy mà không phải từ nói.
- Thân tình: Thể hiện qua các từ ngữ chúng mình, nói đùa thế.
+ Chi tiết thể hiện tâm trạng không vui của lão Hạc: Được thể hiện qua tiếng cười đưa đà, tiếng cười gượng. Lão không muốn ông giáo phải phiền lòng về mình, và sự từ chối khéo: Ông giáo để cho khi khác.
Câu 3. Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những nhân vật tham gia hội thoại, cách đối xử của họ với nhau qua cử chỉ, lời nói?
Em có thể ghi lại bất kì cuộc đối thoại nào nhưng phải có nội dung trong sáng lành mạnh.
Ví dụ:
- Ngày mai cậu đi chơi Đầm Sen với lớp không?
- Tất nhiên là có rồi! Nam hớn hở trả lời.
- Thế còn cậu?
- Rất tiếc là tớ không đi được. Minh buồn rầu đáp.
Nam nhìn sang bạn, có một cái gì đó thẳm sâu buồn trong mắt Minh. Lòng Nam chợt se lại.
+ Hai người cùng với với nhau (bạn bè) thể hiện qua cách xưng hô cậu - tớ.
+ Thái độ đối xử: Thân mật gần gũi.
+ Tâm trạng của Minh: Không được vui lắm qua giọng trả lời buồn buồn và không mấy hào hứng.
+ Thái độ của Nam đối với Minh: Thương cảm, chia sẻ “lòng Nam chợt se lại”.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Thuế máu
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận