Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Thuế máu

Giải bài tập Ngữ văn bài 26: Thuế máu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Thuế máu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo

Thuế máu

Trích Bản án chế độ thực dân Pháp

của Nguyễn Ái Quốc

I. Kiến thức cơ bản

• Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc (tên gọi của Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng trước 1945) xuất bản tại Pari năm 1925. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục. Với tư liệu chính xác phong phú, với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác phẩm đã tố cáo và kết án tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Tác phẩm cũng nói lên tình cảnh khốn cùng tủi nhục của người dân nô lệ ở xứ thuộc địa trên thế giới, từ đó bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập.

• Đoạn trích nằm ở trong chương I – Thuế máu của tác phẩm. Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.

+ Thuế máu: Cái tên gợi lên sự dã man tàn bạo của chính quyền thực dân, bóc lột con người đến tận xương tuỷ, đồng thời thể hiện số phận bi thảm của những người bản xứ và thái độ căm giận của tác giả.

+ Tên các phần trong văn bản: Văn bản được chia làm ba phần.

- Phần một: Chiến tranh và người bản xứ, thủ đoạn dụ dỗ để mộ lính ở các thuộc địa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của họ.

- Phần hai: Chế độ lính tình nguyện, thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính của thực dân Pháp ở Đông Dương.

- Phần ba: Kết quả của sự hi sinh, sự tráo trở đê hèn của thực dân Pháp đối với người lính thuộc địa.

• Tên các phần của chương sách gợi lên quá trình lừa bịp và bóc lột một cách tàn ác người bản xứ của thực dân Pháp.

• Thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả trước những thủ đoạn gian xảo của thực dân Pháp.

Câu 2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: Trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Số phận bi thảm của họ được miêu tả như thế nào?

a) Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa

* Trước khi chiến tranh xảy ra

- Bị gọi: Những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu => bị coi như súc vật.

- Công việc: Kéo xe và ăn đòn của các quan cai trị.

* Sau khi chiến tranh xảy ra

- Được gọi: Những đứa “con yêu” những người bạn hiền của các quan cai trị, của toàn quyền lớn, toàn quyền bé, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.

- Công việc: Lính đánh thuê, đổ máu đem lại quyền lợi cho kẻ thống trị => Sự bịp bợm giả dối của bọn thực dân.

b) Số phận bi thảm của họ

• Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi.

• Phải xa vợ con, quê hương.

• Phải làm việc kiệt sức trong những kho thuốc súng ghê tởm, khạc ra từng miếng phổi.

• Phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu vùng Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.

• Kết quả: tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa.

=> Những người bản xứ đã trở thành vật hi sinh cho các quan cai trị thực dân. Họ phải xa gia đình, quê hương, tổ quốc, hi sinh cả tính mạng một cách đau đớn chua xót. Đó là nỗi khổ đau của kiếp người nô lệ.

Câu 3. Nêu rõ các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?

a) Thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp

Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi Đông Dương, và đủ các ngón xoay xở tinh vi nhất để làm tiền.

+ Tìm những người nghèo khổ khoẻ mạnh, những người này thân cô thế cô chỉ có chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được.

+ Đòi đến con cái nhà giàu để bắt bí họ một là đi lính hoặc xì tiền ra, đây mới là cái chúng cần.

b) Thái độ của người bị bắt lính

Việc đi lính đối với người dân bản xứ là sự bắt buộc, họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát, chứ không hề có sự tình nguyện như chính phủ rêu rao:

+ Bỏ trốn.

+ Tự làm mình nhiễm phải bệnh nặng nhất (bệnh đau mắt toét chảy mủ) bởi vì đi lính đối với họ đáng sợ hơn cả bệnh tật.

c) Luận điệu bịp bợm của phủ toàn quyền

+ Dùng sự hứa hẹn để phỉnh nịnh người đi lính: Ban phẩm làm cho người sống sót, truy tặng cho người hi sinh.

+ Dùng lời lẽ tán dương: Các bạn đã tấp nập đầu quân, đã không ngần ngại rời bỏ quê hương. Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà thực tế đã diễn ra.

d) Sự vạch trần của tác giả Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự bịp bợm của thực dân Pháp bằng cách đưa ra hàng loạt câu hỏi chất vấn:

+ Các ông nói người An Nam phấn khởi đi lính tại sao có cảnh những người đi lính bị xích tay, bị nhốt trong trường học lại có lính Pháp canh gác?

+ Các ông bảo người An Nam “tấp nập”, không ngần ngại đi lính” tại sao có những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn liên tục xảy ra?

Lập luận của tác giả đã khiến cho ngài toàn quyền cứng họng không thể trả lời.

Câu 4. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ?

+ Sự đối xử của chính quyền thực dân

- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lý chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.

- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam-mít bẩn thỉu.

- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.

- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.

+ Nhận xét về cách đối xử

- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.

- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.

Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục, phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo của tác giả qua cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu?

+ Nhận xét về trình tự bố cục. Bố cục của văn bản được sắp xếp theo trình tự thời gian:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Thuế máu

+ Tác dụng

- Lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bịp bợm, xảo trá của chính quyền thực dân.

- Nói lên thân phận thảm thương của những người nô lệ.

+ Nghệ thuật châm biếm đả kích

- Hình ảnh: Để lật tẩy bộ mặt xảo trá của chính quyền thực dân tác giả đã đưa ra rất nhiều hình ảnh so sánh ấn tượng thể hiện một cách chính xác bản chất của chúng.

• Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.

• Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ... chúng tôi lên án bon cá mập thực dân.

- Giọng điệu: Hài hước, châm biếm, trào phúng, sắc sảo, dùng những từ ngữ có tính chất mỉa mai: Con yêu, bạn hiền, bảo vệ vương quốc của loài thuỷ quái, lời tuyên bố tình tứ...

Câu 6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích?

- Trong văn bản yếu tố tự sự biểu cảm, nghị luận xen kẽ với nhau một cách chặt chẽ.

- Yếu tố biểu cảm còn được thể hiện qua việc lựa chọn các chi tiết hình ảnh, cách dùng từ ngữ, nhưng nhiều nhất qua các câu hỏi tu từ và những câu văn chất chứa căm hờn của một tấm lòng yêu nước thiết tha.

III. Tư liệu tham khảo

Mở đầu tác phẩm là chương Thuế máu đầy uất hận. Chương mở đầu ấy mãnh liệt và khủng khiếp như hồi I vở bi kịch Hăm-lét... Một lần nữa chúng ta thấy ở Việt Nam Bác là người đầu tiên lên án chủ nghĩa đế quốc Mỹ, cách đây ngót nửa thế kỉ bọn đế quốc Mỹ hằn thù một cách thú vật những người da đen vô tội

(Theo Đỗ Đức Hiếu, tạp chí Văn học số 4 – 1971)

Ta thấy tác giả vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú với tấm lòng của một người yêu nước, một người cộng sản. Ở đây, tác giả đã khách quan trong việc đưa ra sự việc nhưng ta vẫn thấy trong câu văn trào ứ căm hờn, chan chứa lòng thương cảm...

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Hội thoại

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm